Âm thanh phản xạ trong lỗ tai sẽ được dùng làm để nhận diện người dùng

Nhận thấy tiếng vang tạo ra bởi cấu trúc ống tai mỗi người là đặc điểm riêng đại diện cho người đó, các nhà khoa học Nhật muốn sử dụng thông tin này để làm biện pháp bảo mật nhận diện người dùng. Vậy là không chỉ có dấu vân tay, mống mắt, hình dáng vành tai mà bây giờ âm vang trong tai cũng được dùng như một biện pháp bảo mật sinh trắc học, giúp tăng cường mức độ an toàn cho các thiết bị, thông tin hoặc tài khoả cá nhân,...

Dự án dùng tiếng vang trong tai như một biện pháp an ninh được phát triển bởi tập đoàn công nghệ NEC và Đại học Nagaoka, Nhật Bản. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng hình dáng của lỗ tai mỗi người là duy nhất nên tiếng vang mà nó tạo ra cũng duy nhất. Họ tạo ra một thiết bị có dạng như một chiếc tai nghe inear không dây, trong đó có chứa cả loa lẫn micro.


Hình dáng của lỗ tai mỗi người là duy nhất nên tiếng vang mà nó tạo ra cũng duy nhất.

Lúc bình thường, người dùng sẽ đeo thiết bị này để nghe nhạc, âm thanh,... tương tự như những chiếc tai nghe bình thường khác. Khi cần đăng nhập vào dịch vụ hoặc thiết bị nào đó, thiết bị này sẽ phát ra những tín hiệu âm thanh đặc biệt vào trong tai. Các tín hiệu này sẽ di chuyển qua tai ngoài, ống tai, vào tới màng nhĩ, tai giữa và cả tai trong. Microphone tích hợp trong thiết bị sẽ thu lại những tín hiệu âm thanh phản xạ, sau đó so sánh với đoạn thông tin gốc đã thu từ trước để nhận diện người dùng. Nếu trùng khớp, người đeo thiết bị sẽ được nhận diện với độ chính xác tới 99% chỉ trong 2 giây.

Các nhà nghiên cứu cho rằng cách nhận diện bằng âm phản hồi trong tai này có nhiều lợi thế so với các biện pháp khác. Dễ thấy nhất là cách làm này rất đơn giản và tự nhiên, tất cả những gì người dùng cần làm là đeo một chiếc tai nghe vào và hệ thống nhận diện sinh trắc học sẽ thực hiện toàn bộ quá trình sau đó qua kết nối không dây. Đồng thời, biện pháp này được cho là an toàn hơn bởi gần như không thể sao chép cấu trúc tai mỗi người, đặc biệt đây là kiến thức không phải hacker nào cũng có. Cuối cùng, biện pháp này tiện lợi và nhanh chóng, không đòi hỏi tương tác vật lý, thiết bị cần thiết cũng khá nhỏ gọn.


Kết quả đo tín hiệu âm thanh phản xạ từ tai mỗi người là khác nhau​.

Nhóm nghiên cứu đã phối hợp cùng tập đoàn NEC dự kiến chính thức thương mại hóa công nghệ bảo mật này vào năm 2018. Do đó, có thể trong tương lai, không cần đeo chìa khóa, không cần quét vân tay, quét võng mạc nữa mà tất cả những gì chúng ta cần chỉ là một chiếc tai nghe mà thôi.

Cập nhật: 10/03/2016 Theo Tinh Tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video