Ấn Độ “chạy đua” vào Nam Cực

Tại hội nghị tham vấn Hiệp ước Nam cực vừa diễn ra tại New Delhi đầu tháng này, Ấn Độ công bố kế hoạch thiết lập trạm nghiên cứu thứ ba tại Nam Cực và nhận được sự ủng hộ của các nước. Trạm dự kiến sẽ đặt ở khu vực Đồi Larsemann, phía Đông Nam Cực. Đây là nơi duy nhất không có băng bao phủ ở lục địa lạnh giá này.

Nam Cực không thuộc quyền sở hữu của quốc gia nào. Tuy nhiên, bảy nước - Argentina, Australia, Anh, Chile, Pháp, Na Uy và New Zealand - chính thức tự nhận chủ quyền ở Nam Cực. Điều này đi ngược với Hiệp ước Nam Cực mà nhiều quốc gia ký kết tại Washington năm 1959, trong đó có điều khoản qui định cấm khai thác khoáng sản cho đến năm 2048.

Môi trường trong lành, phong cảnh hoang sơ, tươi đẹp ở Nam Cực hấp dẫn không ít nhà khoa học và du khách đến chiêm ngưỡng, nghiên cứu và khám phá. Vùng đất này có nguồn tài nguyên thiên nhiên trù phú như than đá, cá và đặc biệt là dầu mỏ. Bộ Năng lượng Mỹ ước tính trữ lượng dầu ở hai vùng biển Wddell và Ross khoảng 50 tỉ thùng. Chính vì vậy, các hoạt động nghiên cứu tại Nam Cực ngoài việc tìm hiểu môi trường hoang dã và khí hậu trên trái đất hàng triệu năm trước còn nhằm tìm kiếm tài nguyên năng lượng.


Tuyến đường cao tốc trên băng ở Nam Cực. (Ảnh: MSNBC)

Đến nay, khoảng 30 quốc gia lập trạm nghiên cứu tại Nam Cực, trong đó có Nga, Trung Quốc, Australia. Ấn Độ ký Hiệp ước Nam Cực năm 1983, nhưng đã khám phá lục địa tuyết này trước đó 2 năm. Các nhà khảo sát địa chất Ấn Độ cho rằng Nam Cực từng gắn liền vùng Mahanadi thuộc phía Đông nước này. Trạm nghiên cứu mới của Ấn Độ sẽ điều nghiên cấu trúc địa chất và tình trạng khí hậu thời xa xưa, địa vật lý, nhiệt độ không gian, khí tượng, đại dương, sinh học biển, vi sinh học, môi trường...

Ngoài ra, Ấn Độ đang xúc tiến mở rộng trạm nghiên cứu Maitri được thiết lập cách đây 20 năm chuẩn bị cho việc đưa trạm vệ tinh trên trái đất vào hoạt động. Trạm vệ tinh này có chức năng liên lạc và cung cấp dữ liệu giữa Nam Cực và tiểu lục địa Ấn Độ. Trong 5 năm tới, theo Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ Kapil Sibal, Ấn Độ sẽ trang bị tàu phục vụ nghiên cứu đại dương trên tuyết đầu tiên và điều này sẽ tạo thuận lợi cho các nhà khoa học khám phá và nghiên cứu một cách đầy đủ tất cả khu vực và vùng biển của Nam Cực.

Việc Ấn Độ lập thêm trạm nghiên cứu mới không được các nhà bảo vệ môi trường đồng tình bởi họ cho rằng nó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái và môi trường tinh nguyên ở Nam Cực. Tuy nhiên, giới khoa học nói rằng số người đến đây nghiên cứu và tác động của việc nghiên cứu đối với môi trường không thấm vào đâu nếu so sánh làn sóng du khách đến tham quan. Trong khi số nhà khoa học có mặt ở Nam Cực chỉ một vài ngàn người thì lượng du khách đến đây hàng năm tăng từ 5.000 năm 1990 lên khoảng 37.000 hiện nay. Thế nhưng, một cuộc điều tra riêng ở Trạm Nghiên cứu McMurdo của Mỹ cho thấy, vào mỗi mùa hè có đến 2.000 nhà khoa học nước này đến Nam Cực và mỗi người trong số họ “thải” ra hơn một tấn rác/năm và cả thảy mỗi ngày “đổ” ra Biển Ross 250.000 lít nước thải. Việc Mỹ xây dựng tuyến đường cao tốc trên băng dài 1.600 km từ trạm McMurdo đến Nam Cực cũng đã phá vỡ phong cảnh hoang sơ của châu lục.

PHÚC NGUYÊN

Theo Atimes, Báo Cần Thơ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video