Ấn Độ phát triển phương pháp mới tạo nội tạng

Viện Công nghệ Ấn Độ (IITD) phối hợp với Viện Nghiên cứu Y học (AIIMS) đã phát triển một phương pháp mới nhằm tạo ra các cơ quan thay thế cho những cơ quan nội tạng của con người bị mất hoặc suy giảm chức năng hoạt động.

Các kỹ sư IITD đã tạo ra “những bộ khung” (scaffolds) để các tế bào gốc có thể dựa vào đó phát triển thành các mô, từ đó trở thành một cơ quan nội tạng hoàn chỉnh. Các “bộ khung” này được chế tạo từ loại polymer sinh học có khả năng tự hủy hiện đang được thử nghiệm trên động vật tại một viện nghiên cứu ở Paris (Pháp).

Giáo sư Bhuvanesh Gupta, lãnh đạo nhóm nghiên cứu cho biết khi nghiên cứu trên nếu thành công sẽ tạo bước đột phá trong lĩnh vực cấy ghép cơ quan nội tạng thay thế không xảy ra phản ứng đào thải của cơ thể bệnh nhân đối với cơ quan được ghép bởi cơ quan này được phát triển từ các tế bào gốc lấy ở phần khỏe mạnh của cơ quan cần được thay thế của chính bệnh nhân.


Ảnh minh họa.

Ngoài ra, vấn đề cực kỳ khó khăn trong việc tìm kiếm cơ quan nội tạng thay thế được hiến tặng sẽ được giải quyết một cách dễ dàng. Phương pháp mới cũng sẽ giúp bệnh nhân tim tránh được các phẫu thuật tim phức tạp,...

Kỹ thuật mới sử dụng các sợi polymer sinh học để đan thành những sản phẩm có hình dạng và kích thước giống cơ quan nội tạng cần được thay thế. Chẳng hạn, những cấu trúc có hình ống thì dùng phương pháp tết hoặc bện. Sau khi được hoàn thành, các cấu trúc polymer này được phủ lên bề mặt một lớp protein để các tế bào gốc được cấy lên dễ dàng phát triển. Bằng phương pháp sinh thiết, chỉ cần sử dụng một lượng nhỏ tế bào gốc cũng có thể tạo ra được một cơ quan nội tạng mới hoàn chỉnh.

Sau khi được ghép thay thế bộ phận bị hỏng chức năng trong cơ thể, “bộ khung” của cơ quan mới sẽ tự tiêu trong vòng vài tháng, tạo điều kiện cho cơ quan nội tạng mới hoạt động hoàn toàn bình thường.

Công trình trên là kết quả nghiên cứu 10 năm của các kỹ sư làm việc tại Trung tâm Kỹ thuật sinh học thuộc IITD phối hợp với các giáo sư Trường đại học Uppsala (Thụy Điển) và Trường đại học Bordeaux (Pháp)./.

Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video