Ấn Độ phóng vệ tinh nghiên cứu thời tiết

Bốn vệ tinh của Ấn Độ hôm nay được phóng lên từ bang miền đông nam Andhra Pradesh, để phục vụ việc nghiên cứu thời tiết.


Vệ tinh Megha-Tropiques của Ấn Độ.
(Đồ họa: Cnes)

Tên lửa của Ấn Độ đã đưa vệ tinh thời tiết nhiệt đới Megha-Tropiques do quốc gia Nam Á và Pháp hợp tác chế tạo, cùng 3 vệ tinh nhỏ hơn, bay vào quỹ đạo từ sân bay vũ trụ ở Sriharikota, Hindustan Times đưa tin. Tổng trọng lượng của 4 vệ tinh vào khoảng 1.042,6 kg.

Sau khoảng 22 phút được phóng đi từ mặt đất, vệ tinh Megha-Tropiques bắt đầu tách khỏi tên lửa đẩy PSLV-C18. Các vệ tinh khác là SRMSAT, VesselSat Jugnu lần lượt thực hiện việc tương tự sau đó. Toàn bộ quá trình các vệ tinh được phóng lên từ mặt đất và tách khỏi tên lửa đẩy kéo dài khoảng 25 phút.

Với quỹ đạo tròn và nghiêng 20 độ so với đường xích đạo của trái đất, vệ tinh Megha-Tropiques sẽ có khả năng nghiên cứu khí hậu, đồng thời giúp các nhà khoa học có thêm những mô hình dự đoán thời tiết mới. Vệ tinh SRMSAT đảm nhận việc giám sát khí nhà kính, cácbon điôxít và hơi nước trong không khí. Vệ tinh VesselSat được sử dụng để theo dõi các tàu thuyền trên biển một cách tự động, thông qua những tín hiệu mà các tàu thuyền này phát đi. Còn vệ tinh Jugnu dự kiến được sử dụng để thử nghiệm một hệ thống camera do Ấn Độ tự phát triển để chụp ảnh trái đất.

Chương trình vệ tinh nghiên cứu thời tiết là kết quả của sự hợp tác giữa Ấn Độ và Pháp, với mục đích thu thập thêm thông tin để đánh giá sự nóng lên toàn cầu ảnh hưởng như thế nào tới mùa mưa trên trái đất.

Theo Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video