An Giang: Nhiều giếng khoan nhiễm thạch tín

Theo bản tin TTXVN phát đi ngày 12/11, ở 4 huyện cù lao An Phú, Phú Tân, Tân Châu và Chợ Mới (An Giang), đã phát hiện 544 trong số gần 2.700 giếng khoan có nguồn nước bị nhiễm asen, còn gọi là thạch tín. Số liệu trên theo khảo sát ban đầu của UNICEF và Viện vệ sinh Y tế cộng đồng.

Người dân An Giang không biết nước bị nhiễm asen nên vẫn sử dụng nước... (Ảnh: NLĐ, VNN)

Đây là những giếng khoan có độ sâu 130 m, do UNICEF trợ giúp cùng nguồn kinh phí của tỉnh và nhân dân tự khoan lắp từ nhiều năm nay.

Trong số giếng bị nhiễm thạch tín có 100 giếng bị nhiễm với hàm lượng vượt mức tiêu chuẩn nước sạch về ăn uống, 445 giếng bị nhiễm với hàm lượng vượt mức tiêu chuẩn về nước sạch sinh hoạt.

Ngoài việc tổ chức tuyên truyền về tác hại của thạch tín đối với sức khỏe để nâng cao ý thức phòng tránh cho nhân dân, Phòng Tài nguyên và Môi trường 4 huyện trực tiếp hướng dẫn các gia đình áp dụng phương pháp thoáng khí phơi nắng nước trước 24h. Sau đó, mới đưa vào sử dụng hoặc lọc nước bằng bể cát, hay dùng nước máy, bơm nước sông lên lắng lọc bằng phèn thay thế nguồn nước giếng khoan bị nhiễm thạch tín.

Tỉnh An Giang đã khuyến cáo các tổ chức, cá nhân không khoan lắp giếng mới, tiến hành lấp 112 giếng khoan bị nhiễm nặng thạch tín; đồng thời khẩn trương triển khai kế hoạch xây dựng các trạm cấp nước sạch mini.

Một nghiên cứu của Viện Vệ sinh – Y tế công cộng (Bộ Y tế) cho biết, có rất nhiều giếng nước ngầm tại 4 tỉnh ĐBSCL nhiễm asen ở nồng độ rất cao. Tại An Giang, sau khi lấy 2.966 mẫu nghiên cứu từ các giếng khoan, 40% số giếng bị nhiễm asen dưới 50ppb, 16% nhiễm trên 50ppb.

Hầu hết các mẫu xét nghiệm phát hiện nhiễm asen đều tập trung tại 4 huyện An Phú, Tân Châu, Phú Tân và Chợ Mới.

Tại Long An, trong tổng số 4.876 mẫu nước ngầm được khảo sát có 56% số mẫu nhiễm asen.

Tại Đồng Tháp, tình hình cũng đáng báo động, khi có trên 67% số mẫu trong tổng số 2.960 mẫu nước ngầm được khảo sát đã phát hiện nhiễm asen. Trong đó, huyện Thanh Bình có tỷ lệ nhiễm asen cao với 85% số mẫu thử có hàm lượng trên 50ppb. Trên 51% số mẫu thử trong tổng số hơn 3.000 mẫu được khảo sát phát hiện đã nhiễm asen tại Kiên Giang.

Asen trong nước không có mùi, vị nên người dùng nước có thể không biết nước bị nhiễm asen. Độc chất này có thể gây nên nhiều bệnh tật cho người dùng nước, kể cả bệnh ung thư. Theo Tổ chức Y tế thế giới, lượng asen (thạch tín) trong nước dưới 10 ppb được coi là an toàn cho người sử dụng.

(Theo website Bộ Tài ngyên và Môi trường và các báo)

Theo VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video