Ăn nhiều muối gây rối loạn các tế bào miễn dịch

Theo một nghiên cứu mới, việc ăn quá nhiều muối có thể làm giảm lượng năng lượng mà các tế bào của hệ thống miễn dịch có thể tạo ra, khiến chúng không thể hoạt động bình thường.

Việc tiêu thụ quá nhiều muối từ trước đã được các nhà khoa học chỉ ra rằng sẽ dẫn đến những vấn đề khác nhau trong cơ thể, bao gồm huyết áp cao, nguy cơ đột quỵ cao, suy tim, loãng xương, ung thư dạ dày và bệnh thận.

“Tất nhiên điều đầu tiên bạn nghĩ đến khi nhắc đến việc ăn nhiều muối là nguy cơ tim mạch. Nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng muối có thể ảnh hưởng đến cả các tế bào miễn dịch theo nhiều cách khác nhau”, đồng tác giả Markus Kleinewietfeld, Phó Giáo sư tại Đại học Hasselt ở Bỉ, cho biết trong một tuyên bố.

Ông nói thêm, nếu muối làm gián đoạn chức năng miễn dịch trong một thời gian dài, nó có thể dẫn đến các bệnh viêm nhiễm hoặc bệnh tự miễn dịch trong cơ thể.


Tiêu thụ quá nhiều muối sẽ dẫn đến những vấn đề khác nhau trong cơ thể.

Cách đây vài năm, một nhóm các nhà nghiên cứu ở Đức đã phát hiện ra rằng nồng độ muối cao trong máu có thể tác động trực tiếp đến hoạt động của một nhóm tế bào của hệ thống miễn dịch được gọi là bạch cầu đơn nhân, là tiền thân của các tế bào giống Pac Man được gọi là thực bào có chức năng xác định và tiêu diệt mầm bệnh và các tế bào bị nhiễm hoặc chết trong cơ thể.

Trong nghiên cứu mới, Kleinewietfeld và các đồng nghiệp của ông đã tiến hành một loạt thí nghiệm để tìm hiểu cách thức mà muối gây ảnh hưởng lên chúng. Đầu tiên, họ dùng kính hiển vi để nhìn sâu vào liên kết đó trong phòng thí nghiệm trên bạch cầu đơn nhân của chuột và người.

Họ phát hiện ra rằng trong vòng ba giờ sau khi tiếp xúc với nồng độ muối cao, các tế bào miễn dịch tạo ra ít năng lượng hơn, hay còn gọi là adenosine triphosphate (ATP).

Ty thể, nhà máy điện của các tế bào, sản xuất ATP từ năng lượng có trong thực phẩm bằng cách sử dụng một loạt các phản ứng sinh hóa, theo tuyên bố. ATP sau đó cung cấp năng lượng cho nhiều quá trình tế bào khác nhau, chẳng hạn như cung cấp năng lượng cho cơ bắp hoặc điều chỉnh sự trao đổi chất, theo tuyên bố.

Cụ thể, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nồng độ muối cao ức chế một nhóm enzym được gọi là phức hợp II trong chuỗi phản ứng tạo ra ATP, dẫn đến việc ti thể sản xuất ít ATP hơn. Với ít ATP hơn (ít năng lượng hơn), các bạch cầu đơn nhân trưởng thành thành các tế bào thực bào có hình dạng bất thường.

Những tế bào thực bào bất thường này có hiệu quả hơn trong việc chống lại nhiễm trùng. Tuy nhiên, đó không nhất thiết là một điều tốt, các nhà nghiên cứu cho biết, vì phản ứng miễn dịch tăng lên có thể dẫn đến tình trạng viêm nhiều hơn trong cơ thể, do đó có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nhiều thí nghiệm ở người. Trong đó, những người tham gia là nam giới khỏe mạnh uống viên bổ sung muối 6.000 miligam hàng ngày - gần gấp ba liều lượng được khuyến nghị - trong hai tuần. Trong một thử nghiệm khác, một nhóm người tham gia đã ăn nguyên một chiếc bánh pizza từ một nhà hàng Ý.

Họ phát hiện ra rằng, sau khi ăn chiếc bánh pizza chứa 10.000 mg muối, ty thể của những người tham gia sản xuất ít năng lượng hơn. Nhưng hiệu ứng này không kéo dài; 8 giờ sau khi những người tham gia ăn pizza, xét nghiệm máu cho thấy ty thể của họ đã hoạt động bình thường trở lại.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu ty thể có bị ảnh hưởng về lâu dài hay không nếu một người thường xuyên ăn chế độ nhiều muối. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ hiểu được liệu muối có thể tác động đến các tế bào khác hay không, bởi vì ty thể tồn tại trong hầu hết các tế bào trong cơ thể, theo tuyên bố.

Cập nhật: 12/05/2021 Theo GDTĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video