Ấn tượng trước những hình ảnh động vật bị bệnh bạch tạng

Chắc chắn bạn sẽ không thể nào rời mắt trước những hình ảnh ấn tượng về những loài động vật bị bệnh bạch tạng.

Bạch tạng là căn bệnh khiến tình trạng màu tóc, mắt và da của người bệnh có màu nhạt. Nguyên nhân của căn bệnh này chủ yếu là do sự thiếu hụt hay rối loạn trong quá trình sản xuất và tổng hợp sắc tố melanin. Không chỉ con người mà ngay cả động vật cũng có thể mắc chứng bệnh này. Làn da trắng của những động vật bị mắc bệnh bạch tạng khiến chúng trở nên thật lạ lẫm và độc đáo.

Cùng xem một vài hình ảnh nổi bật và ấn tượng của những loài động vật bị mắc bệnh bạch tạng:


Màu da trắng khiến cho chú cá sấu nhìn như một loại động vật quý hiếm.


Một chú khỉ bị bệnh bạch tạng.


Căn bệnh bạch tạng đã khiến bộ lông của chú vẹt này trắng toát.


Chú sư tử trắng làm cho chúng ta liên tưởng đến những động vật trong truyện cổ tích hay trong truyền thuyết.


Bộ lông trắng muốt khiến chú tuần lộc thật nổi bật và ấn tượng.


Sóc trắng.


Đàn nai đều bị bệnh bạch tạng.


Chim ruồi.


Một chú chim cú thuộc loài frogmouth bị bạch tạng bên cạnh một chú chim bình thường.


Bộ lông trắng khiến chú chồn trở nên thật nổi bật trong đàn.


Tê giác bạch tạng cùng với tê giác bình thường.


Chim cánh cụt.


Chú rùa trắng hoàn toàn nổi bật trong đàn.


Chú nhím nhỏ trông thật đáng yêu với bộ lông màu trắng.


Kangaroo bạch tạng bên cạnh các bạn của mình.


Một chú chó giống Doberman bị bạch tạng bên cạnh những chú chó cùng bầy.


Thay vì có bộ lông sặc sỡ như những chú công bình thường, thì chú chim công này lại có một phần chiếc đuôi màu trắng.


Cá voi lưng gù.


Bị mắc bệnh bạch tạng khiến ngoại hình của chú ngựa vằn thật độc đáo.


Rắn bạch tạng.


Khi đứng kế bên chú sư tử bình thường thì chú sư tử trắng này trở nên thật khác biệt và độc đáo.


Còn đâu vẻ đẹp lộng lẫy của loài công khi mọi màu sắc biến mất.


Với vẻ ngoài trắng muốt, trông chú bọ cạp hiền lành hẳn.


Chú gấu túi bạch tạng trông xinh xắn, dễ thương trong mắt con người.


Bạch tạng là thuật ngữ dùng chung cho các chứng bẩm sinh do rối loạn quá trình sinh tổng hợp sắc tố melanin, làm cho lớp vỏ, da, lông, mắt… của động vật có màu nhạt. Trong hình là một con nhện bạch tạng.


Mai của chú rùa này mất sắc tố, có màu trắng ngà khác hẳn đồng loại.


Hai chú voi này mang sắc trắng không phải do đặc điểm giống loài mà do rối loạn sinh tổng hợp melanine.

Cập nhật: 04/05/2020 Theo yan/vtc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video