Ăn uống ngủ nghỉ trên vũ trụ khác ở Trái đất thế nào?

Cùng tìm hiểu cuộc sống thú vị ngoài không gian qua lời kể của một nữ phi hành gia NASA.

Những cuộc du hành vũ trụ luôn là đề tài nóng hổi được đưa lên màn ảnh hay ấn phẩm báo chí bán chạy hàng đầu trên thế giới.

Hẳn bạn đã từng xem rất nhiều hình ảnh về các phi hành gia lơ lửng trong cabin, ăn những món ăn trong các tuýp nhỏ như kem đánh răng, nước uống lơ lửng dưới dạng các khối cầu? Và bạn luôn đinh ninh rằng, đó là cuộc sống của các phi hành gia ngoài không gian.

Tuy nhiên, những chia sẻ dưới đây của nữ phi hành gia Marsha Ivins sẽ cho bạn thấy góc khác của cuộc sống trong ngoài không gian.

Khi tàu vũ trụ cất cánh…

Sẽ không có gì có thể ngăn lại những cảm xúc dâng trào trong bạn khi rời xa Trái đất. Việc đầu tiên chắc chắn bạn sẽ làm khi tàu vũ trụ được phóng lên, đó là ngoái nhìn Trái đất qua ô cửa sổ. Hẳn một cảm giác hồi hộp và nghẹn ngào sẽ bao trùm lên bạn.


Khoảnh khắc tàu vũ trụ được phóng lên từ mặt đất...

Lần đầu tiên trên tàu vũ trụ, bạn sẽ có cảm giác lo lắng và hơi “bấn loạn”. Sẽ mất khoảng 2 tiếng đồng hồ cho công tác chuẩn bị cất cánh và bạn sẽ chẳng biết phải làm gì trong khoảng thời gian đó.


...là giây phút đặc biệt xúc động đến mức lẫn lộn và có phần "bấn loạn"

Những người có chức vụ được yêu cầu phải báo cáo tình trạng trên tàu, còn các phi hành gia còn lại sẽ giết thời gian bằng cách… đi ngủ.

Cuộc sống mới ngoài không gian…

Sau khi cất cánh, với một tàu con thoi của NASA sẽ chỉ mất khoảng 8,5 phút để được đưa vào quỹ đạo bay. Vận tốc tối đa của chúng đạt được khi ấy là hơn 28.000km/h. Khi tàu đã ở trong quỹ đạo cũng là lúc môi trường không trọng lực được kích hoạt.


Phi hành gia Marsha Ivins năm 2001

Sẽ có một số hiện tượng thú vị xảy ra lúc này trong môi trường không có trọng lực. Một mặt, chất lỏng trong cơ thể có xu hướng di chuyển lên phía trên đầu, do đó da mặt bạn sẽ được bơm căng như bóng bay.


Phi hành gia Chris Hadfield

Mặt khác, chiều cao của bạn sẽ được cải thiện đến 5cm trong khi dạ dày lép kẹp và co lại. Tuy nhiên, điều này cũng không có nhiều ý nghĩa bởi tất cả những người trong tàu con thoi cũng đều cao lên như vậy!

Tuy nhiên, việc chất lỏng trong cơ thể dồn lên phần thân trên sẽ gây ra những cơn đau đầu liên tục. Thông thường, các phi hành gia sẽ mất vài ngày mới hết hoàn toàn các cơn đau. Cơ thể họ điều chỉnh lại lượng chất lỏng này sau những lần… đi tiểu.


Hầu như mọi bộ phận trên cơ thể đều gặp vấn đề khi phải thích nghi với điều kiện môi trường không trọng lực

Bên cạnh đó, việc không có trọng lực sẽ làm bạn cảm thấy mất phương hướng, chóng mặt và buồn nôn.

Để đối phó với hiện tượng này, phi hành gia phải bình tĩnh và cố gắng giúp hệ thống thị giác định vị được đâu là phía trên, đâu là phía dưới. Ngoài ra, dạ dày của họ cũng cần một vài ngày để có thể ổn định và bắt đầu có cảm giác thèm ăn.

Việc ăn uống ngoài vũ trụ tất yếu dẫn đến sự khác biệt trong mùi vị các món ăn. Ví dụ khi ăn một thanh chocolate sữa bạn sẽ cảm thấy có mùi vị như… sáp.

Phi hành gia cũng không thể tự nấu nướng trong tàu con thoi hay trong các trạm vũ trụ. Thực phẩm của họ sẽ được nấu sẵn và được bảo quản đặc biệt dưới dạng khô. Mỗi khi muốn ăn, họ phải cho thêm một chút nước rồi làm nóng bằng lò vi sóng.

Một trong những trải nghiệm kỳ lạ nữa đó là việc ngủ ngoài Trái đất. Trong môi trường không trọng lực, bạn có thể ngủ tại bất cứ nơi đâu: trên sàn, trên trần hay trên tường.

Thông thường, các phi hành gia sử dụng những chiếc túi ngủ đặc biệt, giúp họ không bị trôi nổi khi đang say giấc.


Không gian ngủ khá chật chội...

Vị trí ngủ lý tưởng trên tàu vũ trụ chính là bên cạnh cửa sổ. Lý do là bởi, hình ảnh đầu tiên khi tỉnh dậy sẽ chính là toàn cảnh Trái đất nhìn từ trên cao. Đặc biệt, từ ngoài không gian, mỗi ngày phi hành gia có thể ngắm tới 16 lần Mặt trời mọc.


...nhưng ngày nào cũng có cơ hội thưởng thức khung cảnh tuyệt đẹp này!

Trong khi đó, đuôi tàu là địa điểm ngủ khắc nghiệt nhất. Nhiệt độ ở đây luôn chỉ vào khoảng 20 độ C. Vì vậy, họ sẽ mặc ít nhất 4 lớp áo, dùng đồ ăn làm nóng qua lò vi sóng làm túi sưởi trước khi chui vào túi ngủ tại khu vực này.

Trở lại mặt đất…

Sau khi hoàn thành mọi nhiệm vụ ngoài không gian, các phi hành gia sẽ trở về Trái đất. Tuy nhiên, cảm giác trở về này không dễ chịu như mọi người vẫn nghĩ.


Phi hành gia ở bên ngoài không gian

Sau khi đáp xuống Trái đất, sẽ có rất nhiều khó khăn trong việc di chuyển chờ đón bạn. Đầu tiên, bạn phải cố gắng tái lập sự cân bằng cơ thể.

Việc ngoái đầu sang hai bên cũng có thể khiến bạn ngã về phía sau. Những cơ bắp đã “ngủ quên” trong suốt chuyến hành trình trên vũ trụ sẽ phải mất nhiều ngày, thậm chí cả tuần, để có thể hoạt động trở lại. Trong suốt thời gian đó, bạn rất khó có thể làm các công việc trong sinh hoạt hàng ngày.


Sẽ mất vài ngày để vượt qua thói quen ăn trên trời như thế này trên mặt đất

Bên cạnh đó, việc ở trong vũ trụ quá lâu khiến tai trong của phi hành gia trở nên rất nhạy cảm. Quá trình thích ứng lại với môi trường có trọng lực ở Trái đất có thể tiêu tốn của phi hành gia tới vài ngày.


Phi hành gia Mike Hopkins

Một chuyến đi vào không gian luôn có những điều thú vị, nhưng bên cạnh đó cũng có một số vấn đề khiến bạn cảm thấy khó ở trong một thời gian.

Tuy nhiên có một điều chắc chắn rằng những trải nghiệm mà bạn đã có trong vũ trụ sẽ là những thứ mà bạn sẽ không bao giờ có thể quên.

*Bài viết dựa theo chia sẻ của nữ phi hành gia Marsha Ivins đăng trên trang web Wired.com. Cô làm việc cho NASA và đã ở trên vũ trụ tổng cộng 55 ngày trong sự nghiệp của mình.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video