Ảnh hiếm hoi về báo Amur ở Trung Quốc

Hai bức ảnh rõ nét về báo Amur tại tỉnh đông bắc Cát Lâm vừa được công bố, sau 62 năm các nhà nghiên cứu Trung Quốc không có được hình ảnh nào như vậy.


Hình ảnh báo Amur do máy ảnh hồng ngoại tự động ghi lại hôm 19/9.
(Ảnh: PKU, WWF, Sun Ge)

Hình ảnh báo Amur, một trong những loài thú đang bị đe dọa nhất trên thế giới, được ghi nhận tại một khu rừng ở châu Diên Biên, Xinhua dẫn lời Sun Ge, một nghiên cứu sinh của đại học Bắc Kinh. Ông Sun chính là người lắp đặt các máy ảnh hồng ngoại tự động trong khu rừng nói trên, để thu được hình ảnh của báo Amur.

Sun và các trợ lý của ông lắp đặt khoảng 40 máy ảnh từ 3 tháng trước. Họ quay lại lấy các bức ảnh sau mỗi 20 ngày. Vào ngày 19/9, một trong các máy ảnh đã chụp được hình báo Amur tại huyện Uông Thanh, giáp biên giới với Nga và Triều Tiên. Công việc của ông Sun là một phần của dự án nghiên cứu thực địa, được đồng tài trợ bởi giới chức quản lý rừng của tỉnh Cát Lâm và Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF).

Việc chụp được ảnh kèm theo phát hiện được các dấu chân của báo Amur chứng tỏ Uông Thanh là một môi trường tốt đối với loài thú này, giáo sư bảo tồn động vật Jiang Guangshun của Đại học Lâm nghiệp Đông Bắc cho biết. Một khu bảo tồn tại Uông Thanh sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống cho báo Amur.

Lính biên phòng Trung Quốc hôm 13/4 chụp được một số hình ảnh về báo Amur tại Khu bảo tồn Thiên nhiên Hồn Xuân ở châu Diên Biên. Tuy nhiên, những bức ảnh báo Amur được chụp hôm 19/9 là lần đầu tiên các nhà khoa học Trung Quốc làm được điều này kể từ năm 1949.

Số lượng báo Amur đang sống trong tự nhiên được cho là không nhiều hơn 50 cá thể, với khoảng 10 con tại Trung Quốc. Số lượng này tổng kết từ các cuộc phỏng vấn những nhà nghiên cứu, vì không có nghiên cứu thực địa có hệ thống nào về loài động vật quý hiếm này từng được thực hiện tại Trung Quốc. Báo Amur từng phân bố tại nhiều khu vực, nhưng ngày nay loài này đã co hẹp vùng sinh sống do thiếu thức ăn. Nguyên nhân của điều này là việc môi trường bị hủy hoại cũng như nạn săn băn trái phép.

Theo China, Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video