Ánh sáng bẻ cong vật chất

Từ thế kỷ trước, giới khoa học đã phát hiện vật chất có khối lượng lớn có thể bẻ cong ánh sáng. Thế nhưng, gần đây, các nhà khoa học Mỹ lại khám phá ra một điều ngược lại, ánh sáng có thể bẻ cong vật chất.

Trong phòng thí nghiệm tối, các nhà khoa học nối những hạt nano với nhau thành một dải. Dải hạt nano ban đầu là hình dẹt, nhưng khi bị tia sáng chiếu, cuối cùng chúng tạo ra đường cong, hình thành một xoáy ốc.

Hình ảnh các sợi nano bị năng lượng ánh sáng tác động.

Giáo sư Nicholas Kotov giải thích: Bề mặt của hạt nano trong thí nghiệm có chứa cadmium sulfide, mang điện tích âm yếu. Khi va chạm với các hạt nano, năng lượng của lượng tử ánh sáng làm cho điện tử của hạt nano ở trạng thái hoạt động, dẫn đến phản ứng hóa học và khiến cho nó mang nhiều điện tích âm. Do hai điện tích cùng dấu (âm) đẩy nhau nên làm xuất hiện vật chất bị "bẻ cong".

"Một tầng hạt nano bắt đầu đẩy các hạt nano khác hình thành ứng suất cơ học. Để giải phóng ứng suất cơ học, dải hạt nano xảy ra hiện tượng bẻ cong", giáo sư Kotov cho biết.

Điều này giống như khi kéo sợi dây buộc trên hộp quà. Sợi dây hình dẹt sau khi bị kéo cũng trở thành hình xoắn ốc.

Kết cấu xoắn ốc vô cùng quan trọng đối với việc nghiên cứu quang học, giúp giới khoa học nghiên cứu những vật liệu mới liên quan đến nhiều công nghệ khác. 

Theo Báo Đất Việt (Sina)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video