Ảnh vũ trụ đẹp tuần qua

Tinh vân Iris rực rỡ, cực quang tuyệt đẹp ở Na Uy là những hình ảnh ấn tượng được đăng tải trên tạp chí National Geographic tuần qua.


Những bông hoa mùa xuân đang rực nở ngay cả trong vũ trụ. Bức ảnh là hình ảnh tinh vân Iris được quan sát và ghi lại từ Đài quan sát quốc gia Kitt Peak ở Arizona. Tên gọi Iris vì nó có hình dáng như bông hoa. Bông hoa trong vũ trụ này được biết tới như một tinh vân phản xạ. Những đám mây bụi và khí giữa các vì sao này tỏa sáng không phải do bị đốt nóng mà do chúng phản xạ ánh sáng từ những ngôi sao gần đó. (Ảnh: UAA/WIYN/NOAO/NSF).


Cực quang tuyệt đẹp tại Na Uy hồi năm ngoái. Diện mạo bầu trời cuối tháng 10 bị ảnh hưởng bởi trận bão từ cực mạnh và tạo ra những dải cực quang dọc khắp bắc bán cầu, bao gồm cả các dải cực quang màu đỏ máu nhìn thấy được ở vùng phía Nam nước Mỹ. (Ảnh: National Geographic)


Vụ nổ siêu sao. Nhìn thẳng vào tấm "bản đồ các nguyên tố" mới trông tựa như hình ảnh trong một trò chơi video cổ điển về tàn dư vụ nổ sao siêu kềnh Cassiopeia A, cho chúng ta thấy các lớp khác nhau của ngôi sao ban đầu đã kết thúc cuộc đời cách đây 300 năm sau một vụ nổ. Được tạo nên từ dữ liệu của Đài quan sát tia X Chandra của NASA, bản đồ cho thấy vụ nổ siêu sao bằng cách nào đó đã đẩy vật chất ở bên trong văng ra ngoài. Ví dụ như hầu hết các nguyên tử sắt nguyên chất có trong tàn dư - một nguyên tử được cho là được tạo nên ở vùng gần lõi của ngôi sao đang giãy chết - nay lại được tìm thấy ở phần rìa phía ngoài của vật thể này. (Ảnh: CXC/NASA)


Ánh sáng chói lòa từ các động cơ đẩy của tàu vũ trụ cùng với vô số ánh sáng từ các thành phố trên trái đất tụ hợp. Hình ảnh chụp từ Trạm không gian quốc tế (ISS) ngày 28/3. Phi hành gia Don Pettit ghi lại khi Thiết bị vận chuyển tự động Edoardo Amaldi tiếp cận với trạm không gian để ghép nối. (Ảnh: NASA/ ESA)


Các ngôi sao sáng lấp lánh nằm trong các cánh tay xoắn ốc của thiên hà NGC 6946. Hình ảnh mới được công bố từ Đài quan sát quốc gia Kitt Peak tại Arizona. Trong hơn thế kỷ qua, có tám vụ nổ siêu tân tinh đươc phát hiện trong các cánh tay xoắn ốc của thiên hà này, theo đài Kitt Peak, làm cho NGC 6946 trở thành một trong những thiên hà có nhiều vụ nổ sao nhất được phát hiện từ trước tới nay. (Ảnh: NOAO/NSF)


Vệ tinh lớn nhất của Thổ tinh - Titan dường như đang "chuyển động" trong không gian như một quả bóng đang nảy lên. Titan là vật thể duy nhất ngoài trái đất tồn tại vật chất dạng lỏng bền vững trên bề mặt - trong trường hợp của Titan, là các hồ methane lỏng. (Ảnh: Caltech/SSI/NASA)

Theo VNE, Nationalgeographic
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video