Ấu trùng bọ rùa dùng phân làm vũ khí chiến đấu

Cùng tìm hiểu phương pháp tự vệ độc đáo và rất “tiết kiệm” của loài bọ rùa này.

Vũ khí chiến đấu của ấu trùng bọ rùa

Tự vệ là một trong những hành động bản năng của tất cả mọi sinh vật sống. Mỗi loài có một cách để tự vệ khác nhau, rất đa dạng từ việc giương oai bằng các bộ phận trên cơ thể hay phát ra những âm thanh rùng rợn đe dọa kẻ thù.

Mới đây, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Kansas đã phát hiện ra một loài vật có cách tự vệ vô cùng độc đáo - đó là loài bọ rùa với việc sử dụng chính phân của mình làm vũ khí.

Theo các chuyên gia, bọ rùa không hài lòng với việc cả ngày chỉ có ăn và ngủ, chúng sử dụng chiếc hậu môn rất dài và cơ động của mình để xây dựng những “tòa tháp” bằng chất thải ở trên lưng. Khi bị đe dọa, chúng sẽ không ngần ngại sử dụng thứ vũ khí này để phòng thân.

Kích cỡ của những “tòa tháp” này rất đa dạng từ 50 - 100mm, phụ thuộc vào khả năng “sản xuất” của mỗi ấu trùng. Có những vũ khí phòng vệ khá nhỏ được sử dụng như một thanh kiếm nhưng cũng có những chiếc có kích cỡ lớn xòe ra như một tấm khiên.

Ấu trùng bọ rùa là một loài rất nhạy cảm với nguy hiểm. Khi nhận ra mối đe dọa tiềm tàng, hay chỉ đơn giản khi thấy cái bóng của nhà khoa học đi tới, lập tức những con ấu trùng sẽ giơ vũ khí hướng về kẻ thù.

Cùng lúc đó, bọ rùa mẹ cũng sẽ kiểm soát khu vực xung quanh, hỗ trợ bảo vệ cho ấu trùng con. Hệ thống phòng thủ tạo bởi mẹ con nhà bọ rùa sẽ được liên lạc thông qua các tiếng cót két mà chúng tạo ra.

Caroline Chaboo - nhà sinh vật học tại Đại học Kansas đánh giá rất cao tình mẫu tử của loài côn trùng này. Cô cho biết, những cá thể bọ rùa mẹ sẵn sàng bỏ ra 2 - 3 tuần để chiến đấu cùng con mình, hoặc thậm chí cho tới khi nào mối nguy hiểm thực sự qua đi. Những bà mẹ này không ngừng đề cao cảnh giác cho tới khi con mình đến tuổi trưởng thành.

Bọ rùa mẹ luôn bảo vệ các con mình từ khi chúng mới nở ra từ trứng. Trong khoảng 2 tháng - thời gian trưởng thành của ấu trùng, bọ rùa mẹ luôn ở bên các con như hình với bóng để đảm bảo không một cá thể ấu trùng nào bị lạc ra khỏi đàn. Bên cạnh việc tự vũ trang cho mình bằng chất thải, trong thế giới loài bọ rùa còn có rất nhiều những thông tin thú vị.

Khi đến giai đoạn trưởng thành, bọ rùa sẽ từ bỏ món vũ khí lợi hại làm từ chất thải của mình. Chúng sẽ không cần đến thứ đó nữa bởi khi trưởng thành, bộ khung phát triển cho phép chúng tăng cường khả năng ẩn nấp khi gặp nguy hiểm.

Ngoài ra, trên lưng của bọ rùa sẽ có thêm sự xuất hiện của đôi cánh với nhiều loại màu sắc và ánh kim rực rỡ. Điều này giúp cho ngoại hình của bọ rùa sẽ bắt mắt và “thanh lịch” hơn rất nhiều.

Nhà sinh vật học Caroline Chaboo cho rằng, cấu trúc của đôi cánh bọ rùa rất đặc biệt. Bên dưới lớp vỏ cứng là những khoảng trống chứa các loại dung dịch tạo màu. Việc kiểm soát chất dung dịch này giúp bọ rùa có thể thay đổi màu sắc đôi cánh dễ dàng.

Việc đổi màu đôi cánh không chỉ giải quyết vấn đề thẩm mỹ, mà còn đặc biệt giúp bọ rùa trong việc ngụy trang. Ngoài ra, có một số loài bọ rùa là những bậc thầy về độc dược, do đó việc đổi màu đôi cánh sang màu sắc sặc sỡ còn giúp chúng hấp dẫn và tiêu diệt những con mồi to lớn.

Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video