Axit folic là gì và có ở thực phẩm nào?

Công dụng, cách dùng Axit folic

Người ta thường nói về Acit folic và sắt, 2 thứ rất cần thiết cho bà bầu trong thai kỳ hoặc cho những người thiếu máu nhưng không mấy người hiểu axit folic là chất gì và có chức năng gì trong cơ thể chúng ta. Bài viết dưới đây xin khái quát về thành phần axit flolic và lượng folate cần thiết cho mỗi người.

Axit Folic thực chất là chất gì?

Axit folic là một vitamin nhóm B (cụ thể là B9) đóng vai trò chính trong việc sản xuất tế bào máu đỏ và ống thần kinh tủy sống, não.

Việc bổ sung folate rất cần thiết cho phụ nữ chuẩn bị mang thai & trong thai kỳ, đây được xem là “super man” tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh của bào thai, đảm bảo cho thai nhi phát triển tốt (chỉ là điều kiện cần thôi nhé). Nhu cầu Axit folic của mẹ bầu tùy thuộc vào thể trạng của cơ thể (phải làm xét nghiệm mới biết chính xác được), và sẽ khác nhau theo giai đoạn của thai lỳ (cụ thể bàn ở phần sau của bài viết này)

Tác dụng của axit folic đối với thai nhi

  • Hạn chế nguy cơ hở môi và vòm miệng.
  • Giảm rủi ro sinh non, nhẹ cân.
  • Sẩy thai, phát triển kém trong bụng mẹ.
  • Folate cũng đã được đề xuất để giảm thiểu rủi ro của bạn: Biến chứng thai kỳ (Một báo cáo cho thấy những phụ nữ bổ sung axit folic trong tam cá nguyệt thứ hai có nguy cơ giảm của tiền sản giật).
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim bẩm sinh.
  • Giảm nguy cơ bệnh Alzheimer: não bị suy thoái.

Khi nào bà bầu cần bổ sung folate?

Tác dụng của axit folic đối với cơ thể là giúp sản xuất và duy trì các tế bào mới và đồng thời giúp ngăn ngừa những thay đổi ở DNA có thể dẫn đến ung thư. Axit folic được sử dụng như một loại thuốc điều trị chứng thiếu axit folic và một số loại bệnh thiếu máu (thiếu các tế bào hồng cầu) gây ra do thiếu hụt axit folic. Axit folic đôi khi được dùng kết hợp với các thuốc khác để điều trị bệnh thiếu máu ác tính. Tuy nhiên thuốc không thể điều trị bệnh thiếu vitamin B12 và không ngăn chặn chứng tổn thương tủy sống có thể xảy ra.

Một số lý thuyết y khoa khuyên phụ nữ nên bổ sung folate ít nhất 3 tháng trước khi mang thai để đảm bảo cơ thể có đủ thời gian hấp thụ folate và chuyển hóa được cho thai nhi.

Hàm lượng folate gợi ý cho bà bầu như sau:

  • Nhu cầu folate trước khi mang thai: 400 – 800mcg.
  • Nhu cầu folate ba tháng đầu của thai kỳ: 600 – 800mcg.
  • Nhu cầu folate từ tuần 12 đến cuối giai đoạn mang thai: 800mcg.
  • Nhu cầu folate trong giai đoạn ho con bú: 400 – 800mcg.

Axit Folic có trong các thực phẩm nào?

Ngoài việc sử dụng viên sắt & folic theo kê toa của bác sĩ dành cho mẹ bầu, thì các mẹ cũng cần bổ sung axit folic trực tiếp bằng thực phẩm hàng ngày: đây là loại axit folic tự nhiên, tốt nhất cho cơ thể. Acit folic có nhiều trong các thực phẩm sau:

  • Các loại đậu: đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ.
  • Các loại trái cây như cam, bơ và cà chua.
  • Thực phẩm có màu xanh lá cây, các loại rau lá mầm và cải bắp, rau bina.
  • Gạo lức và các loại gạo còn nguyên cám khác.
  • Chiết xuất men.


Ngũ cốc bổ sung cho bữa sáng (Thành phần dinh dưỡng in trên bao bì sẽ cho bạn biết nếu nó có chứa axit folic).

Axit folic cũng như các loại vitamin khác đều rất dễ bị phân hủy khi nấu do đó khi chế biến các mẹ nên hấp, sử dụng lò vi sóng, hoặc xào sơ chứ không nên nấu xôi, chế biến quá kỹ sẽ khiến thực phẩm mất chất.

Acid folic và folate là 2 khái niệm khác nhau, nhưng một số trường hợp có thể dùng chung. Bài viết tiếp theo sẽ giúp bạn phân biệt được 2 khái niệm này để dùng cho đúng.

Bạn nên dùng axit folic như thế nào?

Bạn nên dùng axit folic một cách chính xác theo quy định của bác sĩ. Không dùng với số lượng lớn hơn hoặc lâu hơn so với quy định. Thực hiện theo các hướng dẫn trên nhãn thuốc. Uống axit folic với nhiều nước.

Bác sĩ đôi khi có thể thay đổi liều lượng để chắc chắn thuốc phát huy hiệu quả tốt nhất cho bạn.

Báo với bác sĩ nếu tình trạng bệnh của bạn không thuyên giảm hoặc trở nên nặng hơn.

Bạn nên bảo quản axit folic như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng axit folic

Liều dùng axit folic cho người lớn như thế nào?

Liều thông thường dành cho người lớn thiếu máu hồng cầu to:

Dùng 1 mg uống hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch một lần một ngày. Bạn có thể tiếp tục dùng cho đến khi các triệu chứng lâm sàng của việc thiếu hụt folate và tình trạng huyết học cơ bản đã bình thường hóa.

Liều thông thường cho người lớn bị thiếu axit folic:

Dùng 400-800 mcg uống hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch một lần một ngày;
Phụ nữ trong độ tuổi sinh con, mang thai và phụ nữ cho con bú nên dùng 800 mcg hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch một lần một ngày.

Liều dùng axit folic cho trẻ em như thế nào?

Liều thông thường cho trẻ bị thiếu axit folic:

Trẻ sơ sinh: cho trẻ dùng 0,1 mg uống hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch một lần một ngày.

Trẻ dưới 4 tuổi: cho trẻ dùng lên đến 0,3 mg uống hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch một lần một ngày.

Trẻ từ 4 tuổi trở lên: cho trẻ dùng lên đến 0,4 mg uống hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch một lần một ngày.

Liều thông thường cho trẻ em để bổ sung vitamin và khoáng chất cho trẻ:

Bạn cần chú ý liều khuyến cáo hàng ngày cho trẻ như sau:

  • Trẻ sơ sinh thiếu tháng: cho trẻ dùng liều 50 mcg một ngày (15 mcg/kg/ngày);
    Trẻ sơ sinh đủ tháng và trẻ sơ sinh 1-6 tháng: cho trẻ dùng liều 25-35 mcg một ngày;
    Trẻ 1-3 tuổi: cho trẻ dùng liều 150 mcg một ngày;
    Trẻ 4-8 tuổi: cho trẻ dùng liều 200 mcg một ngày;
    Trẻ 9-13 tuổi: cho trẻ dùng liều 300 mcg một ngày;
    Trẻ 14 tuổi trở lên: cho trẻ dùng liều 400 mcg một ngày.

Axit folic có những dạng và hàm lượng nào?

Axit folic có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nang, thuốc uống: 5 mg, 20 mg.
    Dung dịch, thuốc tiêm, như sodium folate: 5 mg/mL.
    Viên nén, thuốc uống: 400 mcg, 800 mcg, 1 mg.
    Viên nén, thuốc uống [không chất bảo quản]: 400 mcg, 800 mcg.

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng axit folic?

Axit folic thường có rất ít tác dụng phụ. Nếu bạn có bất kỳ tác dụng bất thường từ khi dùng sản phẩm này, cho bác sĩ của bạn biết. Nếu bạn thấy bất kỳ triệu chứng dị ứng nghiêm trọng như nổi mẩn, ngứa, sưng (đặc biệt là ở mặt, lưỡi, họng), chóng mặt hoặc khó thở, hãy đi cấp cứu ngay lập tức.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể xuất hiện các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Cập nhật: 07/02/2020 Theo baodinhduong/vimec
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video