Ba loại quả màu tím bổ dưỡng trong ngày hè

Măng cụt, nho tím, chanh leo là ba loại quả màu tím bổ dưỡng, tác dụng giải khát, thích hợp trong mùa hè.

Măng cụt

Măng cụt có vỏ ngoài màu đỏ tím, trong đỏ tươi như rượu vang, dày xốp. Quả có 6-16 hạt, múi màu trắng, vị thơm ngon. Đây là loài cây có nguồn gốc ở các đảo phía Nam, được nhập trồng ở Nam Bộ để lấy quả ăn. Mùa hè, nước ép măng cụt pha cùng chanh, đường, đá là thức uống giải khát ngon miệng, bổ dưỡng.


Măng cụt là trái cây ngon miệng, bổ dưỡng mùa hè. (Ảnh: Jurnal Asia).

Chúng ta thường ăn phần thịt mà bỏ qua phần vỏ. Trong cuốn Thảo mộc quanh nhà, thực dưỡng và làm thuốc, biên soạn bởi thầy thuốc nhân dân, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội và lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, vỏ quả măng cụt tính vị chát, có thể dùng làm thuốc, chủ trị tiêu chảy bằng cách sắc uống, lượng 20 g.

Phần vỏ chứa hàm lượng xanthones cao (chất thuộc nhóm chống oxy hóa, có nguồn gốc từ thực vật), tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho tim mạch. Khi ăn hoặc súc miệng bằng nước măng cụt sẽ giảm hôi miệng.

Quả cũng chứa nhiều xanthone, tác dụng giảm ảnh hưởng cholesterol xấu và chống béo phì hiệu quả, rất thích hợp trong việc giảm cân. Ngoài ra, trong quả măng cụt chứa axit tryptophan, tạo sự phấn chấn trong tinh thần, tăng sinh lực, giảm mệt mỏi.

Lưu ý, ăn quá nhiều măng cụt có thể gây một số dị ứng nhẹ như nổi mề đay, da mẩn đỏ, sưng, ngứa và phát ban ở những người nhạy cảm.

Nho tím


Nho tím giàu anthocyanin và flavonoid.

Quả nho tím mọng hình trứng, vỏ màu tím, dùng để ăn hoặc làm rượu vang. Đây là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng như chất xơ, kali, một loạt các vitamin và khoáng chất. Nho tím giàu anthocyanin và flavonoid. Hai chất này có tác dụng chống oxy hóa, giúp phòng ngừa và loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, tác dụng cải thiện lão hóa và giảm sự xuất hiện các nếp nhăn. Các chuyên gia đều khuyên ăn nho nên ăn cả vỏ.

Trong Đông y, quả và lá dây nho được dùng làm thuốc. Nho tím vị ngọt, hơi chua, tính bình, tác dụng trừ phong thấp, tăng sức, bổ trí óc, ăn béo khỏe.

Lá nho cùng dây nho, rễ nho sắc uống, lượng 20 g trị đau lưng, mỏi gối, tiểu buốt, buồn nôn.

Nước ép quả nho tươi, nước ép ngó sen, nước ép sinh địa, mật ong sắc cùng nhau chữa tiểu buốt, tiểu rắt.

Chanh leo


Chanh leo cung cấp nhiều chất xơ, giúp điều chỉnh hệ thống tiêu hóa, giữ cho đường ruột khỏe mạnh...

Mùa hè, chanh leo là thức uống giải khát nhiều người ưa chuộng. Loại trái cây này có vỏ màu tím, ruột vàng, chứa hàm lượng vitamin A cao, tác dụng lên da, thị lực, cùng vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, quả cung cấp nhiều chất xơ, giúp điều chỉnh hệ thống tiêu hóa, giữ cho đường ruột khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón.

Có thể ăn trực tiếp hoặc ép nước chanh leo, làm sinh tố.

Trong Đông y, chanh leo tính mát, vị chua ngọt, công dụng nổi bật là hỗ trợ giảm cân. Chanh leo với mật ong là phương pháp giảm cân được nhiều người áp dụng nhất, không chỉ tác dụng giảm cân mà còn thanh lọc, giải nhiệt cơ thể. Cách làm: cắt đôi quả chanh leo, lọc phần ruột cho vào cốc. Pha 2 thìa mật ong, nước ấm, cho thêm 2-3 lát chanh, khuấy đều rồi uống. Mỗi tuần nên uống 2-4 cốc nước chanh leo.

Cập nhật: 09/06/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video