Hiện nay, việc thay thế các bộ phận như chân tay giả cho những người khuyết tật đã có nhiều bước tiến rõ rệt, nhờ vào sự phát triển của khoa học. Tuy nhiên, đa phần các bộ phận này đều là các thiết bị thụ động, đặc biệt là bộ phận chân giả, thường sử dụng một cơ chế đàn hồi (giống như lò xo), nén lại khi bắt đầu bước chuyển động và giãn ra tạo thêm một lực tác động nhỏ khi bước tiếp. Do đó các chuyển động khá gượng gạo và khó có thể đi lại hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học của đại học Vrije Universiteit Brussel, Bỉ đã nghiên cứu thành công một thiết bị có thể mô phỏng hoàn toàn chuyển động bàn chân con người, mà họ gọi là AMP-Foot. Phiên bản mới nhất của thiết bị này là AMP-Foot 2.0, với nhiều cải tiến vượt trội, có thể giúp những người khuyết tật đi lại một cách hoàn toàn bình thường.
Thiết bị này có các khớp nối vô cùng linh hoạt, sử dụng một hệ thống truyền động có khả năng lưu trữ năng lượng, có khả năng phát lực khi cần thiết tùy theo các cảm ứng. AMP-Foot 2.0 có một cặp cảm biến lực, một ở ngón chân và một ở gót chân, có nhiệm vụ phân tích vị trí và hoạt động của bàn chân từ đó quyết định việc hỗ trợ phát lực khi bạn bước đi. Thiết bị này còn có khả năng lưu trữ năng lượng mỗi khi cử động nhấc chân lên về phía ống chân trong mỗi bước đi.
Mặc dù sử dụng một hệ thống truyền động phức tạp hơn, nhưng AMP-Foot 2.0 khá nhẹ, chỉ nặng khoảng 2,5kg. Tuy nhiên, thiết bị có khả năng tái tạo 100% sức lực của một bàn chân khỏe mạnh, có thể giúp một người năng trên 80 kg di chuyển hoàn toàn bình thường trên mặt đất bằng phẳng. Hơn thế nữa AMP-Foot tiêu thụ một lượng điện năng khá thấp, chỉ khoảng 30-60W.
Thiết bị AMP-Foot 2.0 không chỉ mở ra tương lai giúp những người khuyết tật có thể hoạt động như những người bình thường. Mà cơ chế chuyển động của nó có thể tạo tiền đề để các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và áp dụng và các mẫu robot có hình dáng giống con người. Trong một trương lại không xa, các robot sẽ có những bước đi và cử chỉ linh hoạt, nhanh nhẹn không khác gì một người bình thường.
Tham khảo: Gizmag