Bạn có thể thành thạo "tuyệt kỹ" này của dơi và cá heo chỉ với 2 tháng rưỡi tập luyện

Nghiên cứu cho thấy sau quá trình đào tạo, vỏ não thị giác sẽ học được thêm khả năng mới.

Những cá nhân khiếm thị từ nhỏ có thể tham gia giao thông bằng xe đạp, chơi một số môn thể thao nhờ kỹ năng định vị bằng tiếng vang. Thông thường, họ sẽ tạo ra những tiếng tặc lưỡi lớn, rồi nghe cách âm thanh dội lại sau khi va chạm với vật thể xung quanh.

Những nghiên cứu chuyên sâu cho thấy, não bộ những chuyên gia định vị bằng tiếng vang sử dụng khu vực não vốn dùng để phân tích hình ảnh vào việc phân tích âm thanh. Theo nhận định của các nhóm nghiên cứu, phần não xử lý hình ảnh của người khiếm thị có thể được thiết lập lại, nhằm thực hiện công việc mới.


Hình minh họa kỹ năng định vị bằng tiếng vang - (Ảnh: Thomas Fuchs).

Trước đây, tồn tại một định kiến cho rằng bộ não của người khiếm thị khác biệt, cần phải mất một giác quan để não bộ có thể tới được độ thích ứng linh hoạt như vậy”, Lore Thaler, nhà khoa học thần kinh công tác tại đại Học Durham, chủ biên báo cáo mới, cho hay.

Hồi năm 2021, Thaler dẫn đầu một nhóm nghiên cứu và đã đi đến một kết quả thú vị. Báo cáo khoa học cho hay cả người khiếm thị và người có thị lực bình thường đều có thể học được kỹ năng định vị bằng tiếng vang sau 10 tuần tập huấn.

Còn trong nghiên cứu mới được đăng tải trên Cerebral Cortex, bà và cộng sự đã nghiên cứu sự thay đổi của não bộ sau khi học được kỹ năng thú vị này. Khi đã biết cách dùng tiếng vang để định vị, não bộ của cả người khiếm thị và người thường đều tận dụng phần não phân tích hình ảnh để phân tích âm thanh.

Kết quả này đi ngược lại với niềm tin đại chúng, vốn cho rằng những phần não riêng biệt sẽ đảm nhiệm những phần việc khác nhau; 5 khu vực não tương ứng với 5 giác quan.


Dưới máy chụp chiếu, những phần não riêng biệt đảm nhiệm những tác vụ khác nhau sẽ sáng lên - (Hình minh họa).

Trong nghiên cứu, nhóm đã tiến hành huấn luyện 14 người có thị lực bình thường và 12 người khiếm thị, dạy họ cách định vị bằng tiếng vang từ 2-3 tiếng/tuần, trong suốt 10 tuần. Ban đầu, tình nguyện viên sẽ học cách tạo tiếng bằng miệng, sau đó thực hiện 3 bài tập chuyên biệt.

Hai bài tập đầu tiên bao gồm xác định kích cỡ hay phương hướng của vật thể so với vị trí của người thử nghiệm. Bài tập thứ ba yêu cầu người tham gia di chuyển trong một mê cung ảo, với sự trợ giúp của một thiết bị phát tiếng - nhận tiếng vang.

Theo thời gian, kỹ năng định vị của cả hai nhóm tình nguyện viên đều được cải thiện rõ rệt. Cụ thể, vỏ não thính giác hoạt động nhiều hơn sau khi chủ thể học được kỹ năng mới, và chất xám cũng tích tụ tại khu vực này nhiều hơn.

Đặc biệt, vỏ não thị giác của cả hai nhóm tình nguyện viên đều sáng lên khi sử dụng kỹ năng định vị bằng tiếng vang. Bà Thaler nhận định rằng có khả năng vỏ não thị giác không chỉ xử lý hình ảnh, mà còn nhận thông tin từ các giác quan khác để củng cố khả năng cảm quan không gian của con người.

Trong tương lai gần, nhóm sẽ tiếp tục thử nghiệm này với mẫu số người tham gia lớn hơn. “Đây là một công cụ cảm quan mạnh mẽ cho những cá nhân khiếm thị”, bà Thaler hồ hởi nhận định.

Cập nhật: 30/10/2024 thanhnienviet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video