Bạn không bao giờ quá già để trở thành một thiên tài

Mùa giải Nobel luôn đầy hào hứng và khiêm nhường ở đối với các nhà kinh tế học. Thật tuyệt vời khi thấy những nghiên cứu vĩ đại được vinh danh. Tuy vậy, cũng khá buồn khi nó còn là một lời nhắc nhở về việc bạn đã lãng phí tuổi trẻ như thế nào.

Vì sao lại nói vậy? Vì các giải thưởng thường không được trao cho những người ở tuổi 50-60, mà nó dành cho các nghiên cứu kéo dài nhiều chục năm trời. Bạn sẽ biết nếu bạn là một ứng cử viên ở độ tuổi 35, bởi vì nếu số phận đã định đoạt bạn là một người vĩ đại, nhiều khả năng bạn đã viết xong nghiên cứu của mình vào lúc này rồi.

Trong nhiều lĩnh vực trí thức, nghệ thuật, vật lý, toán học, có tồn tại một nhận thức rằng năng lực làm việc của bạn thể hiện tốt nhất khi bạn còn trẻ. Issac Newton và Albert Einstein đã làm công việc vĩ đại của họ ở độ tuổi 20, cũng như Richard Feynman. Hoặc thậm chí lấy một trong những người chiến thắng giải thưởng trong tuần vừa rồi, Paul Romer, người đã xuất bản bài báo cáo lớn đầu tiên về sự tăng trưởng ở tuổi 30, dựa trên nghiên cứu ông đã làm khi còn là một sinh viên cao học.


William Nordhaus (77 tuổi) và Paul Romer (62 tuổi) đồng đạt giải Nobel Kinh tế năm nay.

Có một số lý thuyết khoa học củng cố cho điều này. Trí tuệ nhạy bén — suy nghĩ nhanh chóng và ghi nhớ thông tin — được cho là đạt mức cao nhất trong độ tuổi 20 và từ từ suy giảm. Nhưng trí tuệ kết tinh, sự tích lũy của các sự kiện và kiến thức lại cải thiện theo độ tuổi. Khi chúng ta già đi, chúng ta không nhanh nhạy như trước đây, nhưng chúng ta khôn ngoan hơn. Có lẽ chúng ta cần sự tư duy nhạy bén đó để tìm ra và thực hiện các nghiên cứu và sáng tạo vĩ đại. Hoặc có lẽ quá nhiều sự khôn ngoan đã níu chúng ta lại trước sự đổi mới và khao khát thử nghiệm một cái gì đó mới.

Nghiên cứu gần đây hơn từ những sinh viên cao học tại đại học Harvard cho thấy nó không đơn giản như vậy. Một số loại trí tuệ nhạy bén bộc phát từ sớm. Tốc độ xử lý thô, tức là, chúng ta thực hiện tác vụ tư duy nhanh như thế nào, đạt đỉnh cao vào khoảng 18 hoặc 19 tuổi, nhưng chúng ta không nắm vững các khả năng khác (như kĩ năng đọc trạng thái cảm xúc) cho đến khi ta bước vào độ tuổi 40 hoặc 50. Khi chúng ta già đi, chúng ta kết hợp trí thông minh nhạy bén với sự khôn ngoan dựa vào những kinh nghiệm tích lũy ngày càng tăng của chúng ta. Kết quả là, chúng ta không phải là bản thân thông minh nhất ở bất kỳ độ tuổi nào; chúng ta nổi trội trong các lĩnh vực khác nhau tại các thời điểm khác nhau trong cuộc sống của chúng ta. Các nhà nghiên cứu ước tính chúng ta giỏi kĩ năng nhận dạng khuôn mặt nhất ở độ tuổi trước 20. Nhưng nhiều nhiệm vụ khác liên quan đến tư duy và hiểu biết đạt cực đại trong độ tuổi trung niên. Nó chỉ ra rằng bạn giỏi việc giải quyết các vấn đề số học và nhận thức trong những năm bạn 40 - 50 tuổi.

Vậy tại sao các nhà nghiên cứu trung niên không xuất bản những nghiên cứu đột phá? Nó có thể là động cơ thúc đẩy. Trong học viện có tồn tại áp lực để xuất bản các báo cáo lớn trước tuổi 40 để kịp nhiệm kỳ. Những người trẻ tuổi cũng có nhiều thời gian và năng lượng hơn để tập trung vào nghiên cứu, có xu hướng cô lập và lĩnh hội trọn vẹn, trước khi bắt đầu áp lực gia đình và trách nghiệm quản lý học viện. Khi Romer già đi, ông tiếp tục xuất bản, nhưng đa dạng hóa công việc của mình hơn. Ông đưa các ý tưởng nghiên cứu của mình vào hành động nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và giảm nghèo. Ông đảm nhận vai trò lãnh đạo trong chính sách mình đặt ra. Có lẽ ông vẫn có nhiều ý tưởng để đoạt nhiều giải Nobel hơn, nhưng dường như ông muốn được làm nhiều công việc mang tính thực tế ứng dụng hơn và chịu nhiều thách thức khác nhau.

Rất nhiều trí thức làm tốt nhất công việc của họ sau tuổi 50. Benjamin Franklin là một nhà phát minh khi đã về già. Nhà vật lý John Wheeler, người đã đặt ra thuật ngữ "hố đen", phát triển các lý thuyết có ảnh hưởng khi ông ở tuổi 70. Và chúng ta có thể thấy nhiều nghiên cứu tuyệt vời hơn từ các nhà khoa học lớn tuổi trong tương lai. Chúng ta có nhiều kiến thức và công cụ hơn bao giờ hết, có nghĩa là phải mất nhiều thời gian hơn để đạt được biên độ nghiên cứu, chứ chưa nói đến việc đẩy nó lên cao hơn. Leonard Susskind, nhà vật lý lý thuyết của "Lý thuyết dây" từng nói: "Vật lý đã từng bị chi phối bởi tâm trí của những người trẻ, nhưng sẽ không còn lâu nữa, vì thế hệ người lớn tuổi đang dẫn đường".

Trong một bài báo năm 2006 phân tích tuổi của những người đoạt giải Nobel, các nhà kinh tế học Bruce Weinberg và David Galenson đã gợi ý rằng những ý tưởng đột phá quan trọng nhất đến từ tư duy của những người trẻ, nhưng thành tựu tốt nhất đòi hỏi thử nghiệm thì phải sau này mới xuất hiện, khi sự tích lũy kiến thức bắt đầu "lại quả". Họ viết: "Sự khác biệt về tác động của trải nghiệm đối với hai loại nhà sáng tạo khác nhau có thể giải thích tại sao một số học giả vĩ đại sáng tạo nhất trong giai đoạn rất sớm trong sự nghiệp của họ và những người khác thì muộn hơn".

Có lẽ những ngày sáng tạo nhất của chúng ta vẫn còn đang ở chặng đường phía trước. Hoặc có lẽ chúng ta vẫn luôn có tiềm năng, chỉ là chúng ta không dùng nó để làm những điều vĩ đại mà thôi.

Cập nhật: 10/11/2018 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video