Bàn tay robot giải quyết khối Rubik chỉ trong khoảng 4 phút

Việc một robot thông minh có khả năng giải quyết một khối Rubik bằng một tay đã chứng minh rằng ngành công nghiệp robot đã tiến xa đến mức nào - nhưng đồng thời, theo các chuyên gia , chúng ta vẫn còn chặng đường dài phía trước để khám phá.

Hệ thống OpenAI Led đã sử dụng một mô phỏng máy tính để dạy cho tay robot giải khối lập phương, cho chúng vận hành qua các quy luật cơ bản mà một người bình thường mất khoảng 10.000 năm để hoàn thành.


Trung bình, bàn tay robot đã mất khoảng bốn phút để giải quyết khối Rubik.

Robot, sau khi được dạy, có thể giải quyết một khối lập phương đã được sửa đổi một chút để giúp cỗ máy biết được cái cách mà nó đang được vận hành

Nhóm nghiên cứu cho biết thời gian robot hoàn thành có khác nhau, nhưng thường mất khoảng bốn phút để giải xong khối rubik.

Sử dụng máy học và robot trong việc giải quyết một khối Rubik đã đạt được những thành quả trước đó. Cụ thể, vào tháng 3 năm 2018, một cỗ máy được nâng cấp bởi các kỹ sư tại MIT đã hoàn thành một khối lập phương chỉ trong 0,38 giây.

Điều đáng chú ý trong nỗ lực của OpenAI là việc sử dụng robot đa năng với thiết kế giống con người chứ không đơn giản là một cỗ máy được thiết kế chuyên xử lý khối Rubic.Matthias Plappert, trưởng nhóm nghiên cứu về robot tại OpenAI, nói với BBC: "Khả năng để giải khối rubic bằng bàn tay robot trên thực tế là cực kì khó.Bạn cần kiểm soát rất chính xác các ngón tay của mình và thực hiện nó trong một thời gian rất dài mà làm rối tung ở giữa. Và có rất nhiều điều khác nhau có thể xảy ra trong quá trình giải rubic nữa”.

Ông Plappert đã ca ngợi phương pháp của nhóm về việc đưa dần độ khó vào trong quá trình - những trở ngại mô phỏng sẽ buộc robot phải đáp ứng để hoàn thành nhiệm vụ.

Nhóm nghiên cứu cho biết kỹ thuật này được gọi là ngẫu nhiên miền tự động (ADR) - đã được sử dụng, để giúp robot có sự khéo léo và nhất quán để xử lý các thay đổi trong hoàn cảnh ,vượt xa những gì máy tính có thể dự đoán và mô phỏng.

Nghệ thuật quảng cáo

Trong một video trình diễn được đăng vào thứ ba, OpenAI đã trình diễn cách gây khó khăn cho robot - chẳng hạn như huých khối lập phương bằng thú nhồi bông bông hươu cao cổ, hoặc che khối lập phương bằng một tấm đen - không nhất thiết ngăn cản việc hoàn thành khối lập phương ( các nhà khoa học cho biết bàn tay không thể làm được điều tương tự như vậy 100%)


Nhóm nghiên cứu đã can thiệp vào các nhiễu loạn nhẹ cho robot để xem liệu nó có thể xử lý các sự cố bất ngờ không

Trong khi bản năng của con người, xử lý sự gián đoạn hoặc phức tạp, đặc biệt là khi xử lý việc cầm và thao tác với đồ vật, được coi là một thách thức lớn của robot - một vấn đề sẽ cần phải giải quyết nếu robot tiên tiến trở nên phổ biến ở mọi gia đình và doanh nghiệp.

Peter Welinder, trưởng nhóm tại OpenAI đã nói: “Chúng ta sử dụng bàn tay con người cho tất cả mọi thứ, chúng ta dùng để giải các khối Rubik, và cũng sử dụng chúng để nấu ăn. Đây là một trong những lý do chúng tôi chọn bàn tay robot, bởi vì nó hứa hẹn những robot có thể làm nhiều việc hơn’’.

“Trở ngại lớn nhất là sự khéo léo như bàn tay”. Vì vậy, chúng tôi đã lấy khối Rubik làm ví dụ về việc chúng ta có thể vận dụng sự khéo léo đến mức nào.

Nhưng theo lập luận của Giáo sư Ken Goldberg từ UC Berkeley: "Mặc dù đó là một phần biểu diễn ấn tượng,chúng ta không nên nói quá về nghiên cứu của OpenAI". Ông nói với BBC : "Người trung bình không giỏi trong việc giải các khối Rubik.Vì vậy, khi họ nhìn thấy một robot làm điều đó, họ nói, ‘tốt, điều này tốt hơn một con người. Nhưng đó có chút giả dối bởi vì trò chơi không phải là thực tế”.

Ông cho biết kỹ thuật OpenAITHER ADR là tiến bộ thực sự, nhưng việc xử lý các đồ vật phức tạp và khó đoán hơn một khối Rubik cần nhiều nghiên cứu hơn.

Liệu chúng ta có đạt đến thành quả khi mà một robot có thể nhặt một cỗ bài và xáo trộn chúng như một kẻ lừa đảo ở Las Vegas? Điều đó có thể cần tới 10-20 năm nữa.

Chúng ta còn phải nỗ lực rất nhiều khi thay thế những nhiệm vụ rất phức tạp như làm bếp, thái rau, hoặc thậm chí nhặt rau hay rửa bát.

OpenAI được công bố vào tháng 10 năm 2015, được đồng tài trợ bởi giám đốc điều hành Tesla Elon Musk, chuyên gia khởi nghiệp Sam Altman và các nhà đầu tư khác (mặc dù ông Musk không còn tham gia nữa). Mục tiêu của nó là nghiên cứu sâu hơn về trí tuệ nhân tạo, tập trung vào một kỹ thuật gọi là "học tăng cường" - dạy AI với các nhiệm vụ lặp đi lặp lại và "phần thưởng" cho kết quả chính xác. OpenAI được coi là đối thủ chính của Google’s Deepmind.

Cập nhật: 18/10/2019 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video