Bằng chứng cho thấy loài giun có thể nhìn thấy màu sắc mà không cần mắt hoặc hệ thống thị giác

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Yale, Mỹ đã tìm thấy bằng chứng cho thấy, một loài giun có thể nhìn thấy màu xanh lam, mặc dù nó không có mắt hoặc bất kỳ hệ thống thị giác nào. Trong các thử nghiệm, nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng màu sắc của vi khuẩn có hại tác động đến giun bất kể chúng có muốn tránh hay không.

Loài giun C.elegans thường lùng sục và ăn vi khuẩn trong đất tuy nhiên chúng sẽ tránh xa các loại vi khuẩn độc hại và một trong những loài vi khuẩn độc hại có tên Pseudomonas aeruginosa có màu xanh sáng. Như vậy màu sắc của nó đóng vai trò trực tiếp trong hành vi tránh né của loài giun. C. elegans không chỉ mù mà còn không có mắt, cơ quan thụ cảm ánh sáng hoặc thậm chí là các gene cần thiết cho phép động vật nhận biết màu sắc.


Màu sắc của vi khuẩn độc hại đóng vai trò trực tiếp trong hành vi tránh né của loài giun.

Nhưng trong nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu tại Yale đã phát hiện ra rằng, màu xanh lam có ảnh hưởng đến hành vi của giun. Bằng cách nào đó, các sinh vật dường như đang có một số phương pháp nhận thức màu sắc khác nhau.

Phát hiện kỳ ​​lạ được đưa ra thông qua một loạt thí nghiệm trên nhiều chủng vi khuẩn C. elegans và P. aeruiginosa. Nhóm nghiên cứu đã thử chuyển đổi độc tố màu xanh lam của vi khuẩn thành một loại thuốc nhuộm màu xanh lam vô hại, trong khi họ cho một lô phiên bản không màu của độc tố. Những kỳ lạ thay con giun dường như không tìm cách tránh né những thứ này giống như khi gặp những con bọ thông thường.

Trong các thử nghiệm khác, nhóm nghiên cứu chiếu ánh sáng có màu sắc khác nhau lên vi khuẩn E. coli không màu, một loại vi khuẩn mà C. elegans thường ăn. Một số chủng giun tránh thức ăn vô hại dưới dạng ánh sáng nhất định, trong khi những chủng khác cần cả màu sắc và tín hiệu hóa học để quyết định tránh xa một loại vi khuẩn nào đó. Nhóm nghiên cứu cho biết màu sắc của ánh sáng ít nhất cũng ảnh hưởng một phần hành vi của những con giun.

Về lâu dài, nhóm nghiên cứu đã có thể xác định được hai gene đặc biệt có liên quan đến khả năng nhận thức màu sắc. Ở các động vật khác, những gene này có liên quan đến cách phản ứng căng thẳng của tế bào và thường được kích hoạt bởi tia UV. Mặc dù các nhà nghiên cứu không chắc chắn chính xác cách thức hoạt động của nó nhưng họ suy đoán rằng, những con giun bằng cách nào đó đang sử dụng cách này để cảm nhận màu sắc giống như một công cụ trong kho vũ khí của chúng nhằm cảm nhận môi trường xung quanh.


Màu xanh lam có ảnh hưởng đến hành vi của giun.

Michael Nitabach, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: "Những gì con giun đang làm là một cách rất thông minh. Nó đang cố gắng tạo ra một bức tranh chính xác hơn về thực tế bên ngoài bằng cách sử dụng nhiều giác quan cùng một lúc".

Chắc chắn sẽ cần thêm nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ về kỳ tích này của tự nhiên nhưng đây là một ví dụ hấp dẫn khác về cách động vật không xương sống có thể cảm nhận được môi trường xung quanh

Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Science mới đây.

Cập nhật: 23/03/2021 Theo Pháp luật và bạn đọc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video