Bằng chứng ngoạn mục mới về “thế giới sự sống ngoài hành tinh”

Một "chiếc nôi sự sống" sôi động và ấm áp, y hệt những gì đã và đang xảy ra trên Trái đất, đã được minh chứng ở thế giới ngoài hành tinh mang vẻ ngoài chết chóc Europa.

Europa là một "khối băng khổng lồ" quay quanh sao Mộc, nhưng từ lâu các nhà khoa học NASA đã tin tưởng rằng băng giá chỉ là lớp vỏ, bên dưới là một đại dương có sự sống. Nhiều nghiên cứu đã được triển khai từ các sứ mệnh tiếp cận và cũng để hỗ trợ ngược lại các sứ mệnh đó, trong đó có nghiên cứu vừa được công bố trên Journal of Geophysical Research: Planets.

Công trình được phối hợp thực hiện bởi Phòng thí nghiệm Sức đẩy phản lực (JPL) của NASA, Đại học Oxford (Anh) và Đại học Hokkaido (Nhật Bản) đã mô hình hóa các dữ liệu hiện có để giải thích cách vỏ băng của Europa có thể đang quay.


"Mặt trăng sự sống" Europa của sao Mộc - (Ảnh: NASA).

"Khi các nhà khoa học so sánh các hình ảnh tàu sẽ Europa Clipper thu thập với các hình ảnh của tàu Galileo và tàu Voyager, họ có thể kiểm tra vị trí của các bề mặt băng xem chúng có thay đổi hay không" - tiến sĩ Hamish Hay từ Đại học Oxford cho biết.

Europa Clipper là tàu chuyên biệt để khám phá Europa, dự định được NASA phóng năm 2024 và có thêm sứ mệnh là săn tìm bằng chứng sự sống ngoài hành tinh. Trong khi đó Galileo là tàu khám phá sao Mộc, còn Voyager có nhiệm vụ tìm hiểu vùng xa xôi ở rìa Hệ Mặt trời.

Theo Sci-News, họ kết luận rằng sự quay này được kiểm soát bởi động lực học của đại dương dưới bề mặt, cũng trở thành bằng chứng cho thấy đại dương ngầm này rất giống đại dương Trái đất.

Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra đại dương của Europa được làm nóng từ bên dưới thông qua quá trình đốt nóng thủy triều và phân rã phóng xạ của lõi đá bên trong, trong khi được làm mát từ bên ngoài bởi bề mặt đóng băng.

Mô hình mới chỉ ra điều này phải dẫn đến sự đối lưu, theo đó nhiệt được vận chuyển bởi các luồng nước ấm và lạnh, đi lên và đi xuống.

Các dòng nước này tạo nên các dòng hải lưu xen kẽ Đông - Tây. Ở bề mặt đại dương, các dòng hải lưu tác động lực ma sát lên băng và khiến lớp vỏ này có thể quay.

Ngược lại, sự quay của lớp vỏ băng cũng giúp định hướng các dòng nước của đại dương ngầm, khiến chúng di chuyển theo hướng Đông - Tây hoặc Tây - Đông.

Phát hiện này không chỉ làm giới khoa học kinh ngạc về cách mà một đại dương ngầm có thể tác động lên vỏ băng của các mặt trăng và hành tinh có cùng mô hình, mà còn giúp hiểu thêm về những đại dương dưới vỏ băng.

Điều này cũng giúp tiết lộ thêm về lịch sử địa chất của Europa, định hướng cho NASA và các đối tác trong hành trình khai phá thế giới được kỳ vọng sẽ giúp họ lần đầu tiên chạm tới sự sống ngoài hành tinh. Đó cũng sẽ là nền tảng tuyệt vời để nghiên cứu về các thế giới đại dương khác, bao gồm nhiều ngoại hành tinh có cấu trúc tương tự mà NASA đã tìm thấy.

Cập nhật: 16/03/2023 NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video