Bằng chứng về hoang đảo của Alexander Selkirk

Bị đắm tàu trôi dạt đến một hòn đảo cằn cỗi trơ trọi, sống nhờ vào những thứ thiên nhiên có và cầu nguyện được cứu thoát thế nhưng cảnh đắm tàu vẫn là một nỗi ám ảnh lớn. Đó là câu chuyện sáng tạo đầy chất tưởng tượng trong tiểu thuyết nổi tiếng Robinson Crusoe của nhà văn Daniel Defoe. Từ trước tới nay mọi người đều tin rằng cuốn tiểu thuyết dựa trên một câu truyện có thật của thuỷ thủ Alexander Selkirk. Vào năm 1704, Alexander đã bị bỏ lại trên một hòn đảo nhỏ bé vùng nhiệt đới Thái Bình Dương hơn 4 năm liền. Những bằng chứng khảo cổ được tìm thấy là những bằng chứng chắc chắn cho sự tồn tại của ông trên hòn đảo này. 

Một bài báo công bố trên tạp chí Post-Medieval Archaeology cung cấp bằng chứng khai quật được ở một địa điểm khảo cổ trên đảo Aguas Buenas tiết lộ nơi ngụ cư của những người Châu Âu đầu tiên, kể từ đó hòn đảo này được đổi tên thành Robinson Crusoe. Bằng chứng nổi bật nhất phải kể đến sự phát hiện ra thước đo biển của một thuyền trưởng nào đó hay của một nhà thám hiểm biển càng khẳng định sự tồn tại của Selkirk là đúng. Thực tế người cứu sống ông chính là thuyền trưởng Woodes Roger khi ông trở lại hòn đảo Aguas này vào khoảng năm 1709 và ông nhìn thấy chỉ vài miêng vải thết yếu che thân và vài dụng cụ toán học trong số tài sản ít ỏi của Selkirk mà ông mang theo từ con tàu.

Việc tìm thấy những bằng chứng này đã giúp hé mở giải đáp câu hỏi làm thế nào Selkirk có thể sống sót trên đảo. Postholes giả định rằng ông ấy đã dựng 2 nơi chú ẩn gần suối nước và có thể nhìn ra cảng. Từ đây ông có thể nhìn những chiếc thuyền qua lại và đoán ra được đâu là bạn đâu là thù. Bài miêu tả được viết rất ngắn gọn xúc tích về kỳ tích của ông từ việc săn dê bằng chiếc sung lấy lại từ trên tàu, học cách chạy rượt đuổi chúng, ăn thịt chúng và lấy lông làm quần áo. Ông cũng phải trải qua thời kỳ đọc và hát kinh thánh cầu nguyện, nó đã khiến cho sự tồn tại của ông trở nên nhẹ nhàng và thanh bình hơn bất kỳ khoảng thời gian nào trong cuộc đời ông. 

Robinson Crusoe và Thứ Sáu (Ảnh : iStockphoto/Duncan Walker)

David H Caldwell, thuộc bảo tàng quốc gia Scotland, rất hài lòng với kết quả của đợt khảo cổ. Ông nói: “Bằng chứng được đưa ra về hòn đảo Aguas chứng minh việc sống trên đảo của Alexander là có thật và mang lại thông tin cụ thể hơn về sự tồn tại này. Chúng tôi hy vọng hòn đảo này sẽ được bảo vệ cẩn thận và trở thành khu vực thu hút khách du lịch khao khát tìm kiếm bí ẩn về Defoe”.

Alexander sinh ra trên một thị trấn biển của Lower Largo, Fife, Scotland năm 1676. Là còn trai út của một thợ làm giầy ông bị cuốn vào cuộc sống với biển từ khi rất bé. Đến năm 1704 trên một chuyến hành trình của riêng mình trên Cảng Cinque, Selkirk cùng người chỉ huy đã hoàn toàn bị hút vào sự say mê thám hiểm trên con tàu và họ quyết định dừng lại trên hòn đảo Robinson Crusoe để tìm lại con tàu đang bị mục nát của Robin. Chính Robin cũng không thể biết được rằng ông đã sống trên hòn đảo này 5 năm trước khi ông được con tàu của một người Anh đưa trở lại đất liền.

Xuất bản vào năm 1719, Robinson Crusoe đã trở thành một trong số những cuốn truyện phiêu lưu nổi tiếng và lâu đời nhất của nền văn học Anh. Trong khi đó không ai biết liệu Defoe và Selkirk đã thực sự gặp nhau hay chưa, thế nhưng Defoe có thể đã nghe những câu truyện phiêu lưu của Selkirk và dựa vào đây để xây dựng nên tiểu thuyết của ông - Robinson Crusoe.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video