Băng Nam Cực có thể đã bắt đầu tan do El Nino từ những năm 1940

Một nghiên cứu mới đã tìm ra rằng sông băng đảo Pine, một dòng sông đóng băng khổng lồ kéo dài qua bờ lục địa Nam Cực bắt đầu vượt ra khỏi một rãnh ngầm vốn kiểm soát dòng chảy của con sông này và tiến ra biển, sau một quá trình tan chảy xảy ra từ những năm 1940.

Theo The Wall Street Journal, các nhà khoa học đã và đang quan tâm tới việc nghiên cứu sự thay đổi của các con sông băng bởi trạng thái của chúng là yếu tố sống còn trong việc dự báo mực nước biển dâng - một vấn đề rất được quan tâm tại các thành phố ven biển như Miami, New Orleans và quốc đảo Singapore.

Các điểm níu giữ, chẳng hạn như các rãnh ngầm, cung cấp hệ thống phanh tự nhiên cho dòng băng chảy đều từ trung tâm lục địa tới vùng rìa. Khi sự tiếp xúc này giảm bớt, băng có thể trôi ra biển nhanh hơn rất nhiều. Ở biển, nhiều khả năng băng sẽ tan chảy và đóng góp vào tình trạng mực nước biển dâng.


Băng tan do hiện tượng El Nino. (Nguồn: wsj.com).

Để đưa ra một dòng thời gian cho các hoạt động của sông băng đảo Pine, các nhà khoa học đã dựng trại trên băng, khoan lỗ qua sông băng và thu về các mẫu trầm tích từ 3 điểm khác nhau trên rãnh ngầm đáy biển.

Sau đó, họ đã phân tích thành phần khoáng của các mẫu, sự hiện diện hoặc không hiện diện của các vi sinh vật, và kích thước của các hạt trầm tích.

Cả 3 lõi đều có 2 phần rõ rệt, đặc trưng của sự chuyển đổi từ một tảng băng dính liền thành một tảng băng trôi tự do. Các phần này giống như những vòng tròn gỗ theo chiều dọc, cho phép các nhà khoa học nghiên cứu sự thay đổi của các điều kiện tự nhiên.

Chẳng hạn, sự chuyển đổi từ việc thiếu vi sinh vật và các hạt trầm tích nhỏ sang số lượng lớn các vi sinh vật trong cột băng cho thấy rãnh ngầm đã mất đi tiếp xúc với tảng băng, theo nghiên cứu mới được đăng trên chuyên san Nature.

"Đó là một môi trường hoàn toàn khác. Nó khá rõ rệt", Martin Truffer, một nhà vật lý thuộc đại học Alaska, Fairbanks, và là một trong số những tác giả của nghiên cứu.

Từ kết quả phân tích của họ, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận rằng sông băng đảo Pine hẳn đã bắt đầu tách ra vào khoảng năm 1970, sau sự hình thành của một túi nước ấm bên ngoài rìa vào khoảng sau đó 2 năm.

Dựa vào các mô hình toán học, họ đã xác định được rằng nguyên nhân có thể do đại dương nóng lên theo sau một hiện tượng El Ni​no. Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng còn cần tiến hành thêm nhiều nghiên cứu để xác nhận điều này.


Sông băng đảo Pine là một phần của Nam Cực đang phải chịu tác động mạnh nhất của tình trạng mất băng.

Trước đây, các nhà khoa học vẫn dựa nhiều vào dữ liệu vệ tinh để nghiên cứu băng. Nhưng những đo đạc này chỉ mới tồn tại từ những năm 1990, đem lại một cái nhìn hẹp về vấn đề. Trong khi đó, các mẫu trầm tích "giống như các cỗ máy thời gian", giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn vào quá khứ.

Sông băng đảo Pine là một phần của Nam Cực đang phải chịu tác động mạnh nhất của tình trạng mất băng, theo các nhà khoa học vùng cực.

Vào năm ngoái, đội ngũ của tiến sỹ Khazendar đã phát hiện ra rằng các dải băng từ các tảng băng khác ở bờ đông của lục địa này đang tan chảy nhiều hơn và vượt quá tốc độ tái tạo.

Các nhà khoa học cho biết nhiều khả năng sông băng đảo Pine sẽ tiếp tục nhỏ dần, mỏng dần và trôi đi mất.

Cập nhật: 25/11/2016 Theo Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video