Báo động đỏ về đập chứa nước

Các chuyên gia quản lý nước và ngăn ngừa thảm họa của Thái Lan đang “đứng ngồi không yên”, sau khi hoãn tháo nước từ những con đập và rất có thể tái diễn trận ngập lụt kinh hoàng y như năm ngoái.

Trả lời phỏng vấn tờ Bangkok Post (Thái Lan) bằng điện thoại, Chủ tịch Trung tâm cảnh báo thảm họa quốc gia Thái Lan, ông Smith Dharmasaroja lo ngại, các cơ quan phụ trách vận hành đập phải tháo nước khẩn cấp từ những con đập để đảm bảo đủ sức chứa cho lưu lượng dòng chảy nước mới trong mùa mưa sắp tới.

Ông Smith cho hay, Thái Lan sẽ trải qua một đợt mưa lớn trong năm nay do hiện tượng thời tiết La Nina. “Chúng tôi đã phải lên phương án chuẩn bị sức chứa nước ở những con đập chủ chốt có mực nước thấp hơn sức chứa của đập 40%”, ông Smith nói.

Cục Tưới Hoàng gia Thái Lan (RID) hôm 10/1 cho biết, đập Bhumibol đang chứa khoảng trên 12, 3 tỷ m3 nước, tương đương 90% khả năng tích trữ nước của đập, trong khi đập Sirikit đã đạt 89%. Đáng báo động hơn là khả năng tích trữ nước ở hầu hết những con đập chính yếu nhất ở miền bắc, trung và đông bắc đang vượt quá 70% khả năng chứa nước.


Báo động đỏ về đập chứa nước ở Thái Lan. (Ảnh: Bangkok Post)

Cũng theo ông Smith, chính phủ Thái Lan cần lập kế hoạch phòng chống ngập lụt ngắn hạn để đề phòng tình trạng ngập lụt tái diễn như năm 2011.

Còn Bộ trưởng Bộ KH&CN Thái Lan Plodprasop Suraswadi cho rằng, mực nước tại hai đập Bhumibol và Sirikit là quá cao vì chỉ còn vài tháng nữa là tới mùa mưa. “Tôi dự kiến đi thị sát những con đập này để lý giải tại sao chúng lại chứa quá nhiều nước đến vậy”, ông Suraswadi nói.

Hai đập Bhumibol và Sirikit nằm ở tỉnh Tak và Uttaradit đang xả từ 40 - 55 triệu m3 nước mỗi ngày để cung ứng nước cho những vụ mùa lúa gạo. Mực nước dự trữ ở những con đập này sẽ đạt lưu lượng 40% vào thời điểm cuối mùa khô (tháng 4).

Lưu lượng nước tại những con đập chủ yếu là cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm ngoái, vì lượng mưa nhiều và gây ra khối lượng nước lớn chảy vào vào những con đập. “Chúng tôi đang tháo nước từ những con đập cả vì mục đích nông nghiệp và tạo ra khoảng trống cho những dòng chảy mới”, ông Suraswadi nói.

Theo Đất Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video