Bao lâu nên gội đầu 1 lần? Bác sĩ nói câu trả lời phụ thuộc vào 3 yếu tố này!

Bao lâu nên gội đầu 1 lần là thắc mắc của nhiều người. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết không có câu trả lời chung cho câu hỏi này – câu trả lời còn tùy thuộc vào mỗi cá nhân.

Tiến sĩ Anthony Rossi, bác sĩ da liễu tại Trung tâm Ung thư Memorial Sloan Kettering ở thành phố New York, Mỹ, cho biết: "Một số người nghĩ rằng họ phải gội đầu hàng ngày, nếu không tóc sẽ rất nhờn".

"Nếu họ thử không làm vậy, họ có thể sẽ thấy da đầu hoặc tóc mình không hề nhờn".

Tần suất gội đầu tùy thuộc vào 3 yếu tố chính, bao gồm loại và kiểu tóc, mức độ nhờn của da đầu và mức độ hoạt động của bạn.

"Đó là một vấn đề cá nhân", bác sĩ Rossi nói. Gội đầu quá thường xuyên có thể làm tóc khô và xỉn màu, trong khi gội quá ít khiến dầu tích tụ cũng có thể dẫn đến mùi hôi và gàu.

Dưới đây, chuyên gia sẽ phân tích kỹ hơn về những gì bạn nên làm.


Gội đầu quá thường xuyên có thể làm tóc khô và xỉn màu. (Ảnh minh họa)

Bao lâu nên gội đầu 1 lần?

Bác sĩ Rossi thường nói với bệnh nhân của mình rằng họ nên gội đầu một hoặc hai lần mỗi tuần. Nhưng nếu bạn đã xử lý tóc với hóa chất (tẩy, uốn hoặc duỗi), tóc bạn có thể bị khô hơn. Khi đó, bạn có thể gội ít hơn một lần mỗi tuần để tránh làm gãy tóc hoặc chẻ ngọn, chuyên gia nói.

Theo trang web của Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ, nếu da đầu của bạn rất nhờn, bạn có thể cần gội đầu thường xuyên hơn - ví dụ như một lần mỗi ngày. Và tuổi tác có thể ảnh hưởng đến mức độ dầu của tóc.

"Ở tuổi dậy thì, chúng ta có lượng hormone tăng cao và do đó các tuyến dầu có thể trở nên lớn hơn. Đó là lý do tại sao mọi người bị mụn trứng cá ở tuổi thiếu niên", Rossi nói.

Vị bác sĩ da liễu nói thêm: Trẻ em có thể có da đầu nhờn hơn trong những năm dậy thì, vì vậy việc gội đầu thường xuyên hơn có thể hữu ích. Và da đầu của chúng ta tiết ra ít dầu hơn khi chúng ta già đi.

Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ cho biết thêm: "Mái tóc xoăn hoặc xơ có thể dễ bị khô hoặc gãy hơn. Khi đó, gội đầu quá thường xuyên có thể làm trầm trọng thêm tình trạng này, vì vậy tóc dày xoăn thường không cần gội hàng ngày".


Bác sĩ Rossi thường nói với bệnh nhân của mình rằng họ nên gội đầu một hoặc hai lần mỗi tuần. (Ảnh minh họa)

Nên làm gì giữa các lần gội đầu?

Bạn không nên chỉ chăm sóc tóc và da đầu lúc tắm. Giữa các lần gội đầu, bạn có thể thực hiện một số việc nhất định để duy trì sự sạch sẽ và giữ dáng cho tóc, bảo vệ tóc khỏi bị hư hại.

"Tôi nghĩ điều quan trọng là phải vệ sinh da đầu. Cũng giống như vệ sinh râu, bạn muốn chăm sóc làn da bên dưới", Rossi nói. "Hãy nhẹ nhàng xoa bóp da đầu và chải tóc. Điều đó giúp loại bỏ các tế bào da chết".

"Bạn cũng có thể sử dụng dầu xả hoặc dầu dưỡng da đầu để giúp nuôi dưỡng và giữ ẩm cho da đầu".

Rossi cho biết nếu bạn thường xuyên đổ mồ hôi khi tập thể dục, bạn không cần gội đầu mỗi lần tập trừ khi vi khuẩn phát triển quá mức hoặc tóc có mùi hôi. Bạn có thể dội sạch với nước nếu muốn.

Rossi cho biết hầu hết các loại dầu gội khô đều được coi là an toàn cho tóc, nhưng đừng dùng chúng thường xuyên. "Nếu bạn là người có tóc siêu nhờn, điều đó thật ra là một điều tốt. Nhưng có thể bạn vẫn muốn rửa sạch dầu nhờn. Bạn không muốn tích tụ thứ đó trên da đầu".

Vị bác sĩ nói thêm nếu bạn nhận thấy dầu thừa quanh chân tóc, bạn có thể lau dầu bằng giấy thấm dầu.

Nếu bạn đi bơi với mái tóc xõa, clo có thể khiến tóc khô và dễ gãy. Theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ, hãy bảo vệ tóc bằng cách làm ướt và dưỡng tóc trước, đội mũ bơi vừa khít. Ngay sau đó, thay thế độ ẩm bị mất bằng cách sử dụng dầu gội và dầu xả chuyên sâu dành cho người bơi.

Rossi cho biết nếu bạn đang gặp các vấn đề dai dẳng với da đầu hoặc tóc - chẳng hạn như gàu, rụng tóc hoặc dễ gãy - thì bạn nên đến gặp bác sĩ da liễu để điều trị các tình trạng này.

Cập nhật: 26/06/2023 Phụ Nữ Số
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video