Bão sao băng xuất hiện vào ngày mai

Các cơ quan vũ trụ trên thế giới lo ngại trận mưa sao băng ngày mai có thể biến thành bão và đe dọa các vệ tinh nhân tạo trên quỹ đạo địa cầu.

>>> Những điều thú vị về mưa sao băng Anh Tiên
>>> Mưa sao băng đe dọa vệ tinh nhân tạo

National Geographic dẫn lời các nhà thiên văn cho biết mưa sao băng Draconid sẽ xuất hiện vào ngày mai. Số lượng sao băng rơi ngày mai có thể lên tới 600 vệt mỗi giờ - lớn hơn nhiều so với tốc độ mưa sao băng Perseid hồi tháng 8 - nên người ta có thể gọi nó là bão sao băng. Tốc độ rơi của sao băng vào khoảng 20km/giây.

Khoảng thời gian mưa sao băng Draconid đạt đỉnh sẽ diễn ra vào ban ngày ở bán cầu tây nên người dân sẽ gặp khó khăn trong việc quan sát bởi ánh sáng mặt trời. Ngược lại, mưa sao băng rơi mạnh nhất vào ban đêm ở bán cầu đông. Tuy nhiên, hiện tượng trăng tròn khiến việc quan sát sao băng ở bán cầu đông cũng trở nên khó khăn.


Với số lượng sao băng rơi có thể lên tới 600 vệt mỗi giờ, trận mưa
sao băng Draconid ngày mai có thể biến thành bão.

“Tất cả người dân ở Bắc Mỹ sẽ không thể ngắm sao băng Draconid trong giai đoạn đỉnh. Những người quan sát ở châu Âu và châu Á có thể có cơ hội tốt hơn”, nhà thiên văn Raminder Singh Samra của Trung tâm Vũ trụ H.R MacMillan tại Canada bình luận.

Khả năng xuất hiện của “bão sao băng Draconid” khiến Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và cơ quan vũ trụ tại nhiều nước khác lo ngại nó có thể tác động xấu tới Trạm Không gian quốc tế (ISS) và các vệ tinh nhân tạo đang xoay quanh trái đất.

“Trong mọi trận mưa sao băng, các vệ tinh nhân tạo và ISS luôn phải đối mặt nguy cơ va chạm với các hạt bụi vũ trụ. Chúng ta chẳng có cách nào để tránh nguy cơ đó, trừ việc hy vọng sự va chạm chỉ gây nên tác động nhỏ”, Samra cho biết.

Mưa sao băng từng gây thiệt hại cho nhiều vệ tinh nhân tạo trên thế giới. Vệ tinh Olympus của Cơ quan Vũ trụ châu Âu mất thăng bằng và xoay tròn sau trận mưa sao băng Perseid vào năm 1993. Mưa sao băng Perseid cũng khiến vệ tinh Landsat 5 mất thăng bằng và rời khỏi quỹ đạo vào năm 2009.

Mặc dù vậy, một số chuyên gia tin rằng nguy cơ phá hoại vệ tinh nhân tạo của mưa sao băng Draconid sẽ thấp, bởi những sao băng đó sẽ di chuyển với tốc độ gần bằng một nửa tốc độ của các trận mưa sao băng khác. Trên thực tế Draconid là một trong những trận mưa sao băng chậm nhất. Vì thế họ cho rằng sao băng Draconid không thể biến thành plasma sau khi va chạm với vệ tinh nhân tạo vào ngày mai.

Năm ngoái NASA từng tính đến khả năng đổi quỹ đạo bay của Trạm Không gian quốc tế và kính viễn vọng không gian Hubble để chúng tới vị trí an toàn khi mưa sao băng diễn ra.

Hàng năm số lượng sao băng trong trận mưa sao băng Draconids là tương đối thấp. Nhưng cứ sau khoảng 13 năm số lượng tăng lên rất mạnh do trái đất di chuyển qua khu vực có mật độ hạt bụi đậm đặc nhất trong mưa sao băng Draconids. Vào năm 1933, người trên trái đất có thể nhìn thấy 54.000 sao băng mỗi giờ trong điều kiện lý tưởng. Nhưng tới năm 1946 thì con số đó giảm xuống 10.000 sao băng mỗi giờ.

Theo Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video