Bào thai có khả năng kháng cúm

Một nghiên cứu mới cho thấy rằng những bào thai đang phát triển có khả năng kháng lại vắcxin cúm được tiêm vào người mẹ. Phát hiện này có thể sẽ giúp kết thúc cuộc tranh luận về cách thức hình thành hệ thống miễn dịch trong bào thai.

Thông qua dây nhau, một em bé mới sinh ra đã có được 6 tháng kháng thể từ mẹ, nhờ đó có thể kháng lại được những chất gây dị ứng và virus xung quanh mình. Nhưng người ta mới phát hiện ra rằng có thể đứa trẻ đã tự trang bị được hệ thống miễn dịch từ ngay trước khi được sinh ra.

Một bào thai chứa rất nhiều tế bào miễn dịch nhưng các nhà nghiên cứu miễn dịch tin rằng những tế bào này quá non yếu và không thể tự kháng lại những phân tử hoặc kháng nguyên gây dị ứng.

Kết luận này là vì người ta chưa bao giờ tìm thấy những kháng thể kháng nguyên cụ thể trong máu của dây rốn. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu miễn dịch học cho rằng một bào thai chỉ có thể chống lại sự nhiễm trùng thông qua hệ thống miễn dịch của mẹ.

Nhưng Rachel Miller, nhà nghiên cứu về dị ứng và đồng thời là nhà nghiên cứu miễn dịch tại trường Đại học Columbia tin rằng hệ thống miễn dịch của bào thai phát triển hơn những gì các nhà nghiên cứu nghĩ rất nhiều.

Bé tự trang bị được hệ thống miễn dịch trước khi sinh.

Miller và đồng nghiệp đã nghiên cứu một nhóm gồm 126 phụ nữ. Họ là những người đã được tiêm vắcxin phòng cúm trong khi mang thai. Khi những người phụ nữ này sinh con, các nhà nghiên cứu đã lấy mẫu máu dây rốn của từng em bé sơ sinh.

Họ thu thập được 70 mẫu có thể sử dụng để nghiên cứu và dùng một công nghệ mới chưa từng được áp dụng cho máu dây rốn để quan sát những phản ứng miễn dịch tại các tế bào. Nhờ đó, họ có thể xác định cụ thể theo từng tế bào để xem rằng liệu một bào thai có thể sản xuất ra những kháng thể chống lại vắcxin cúm hay không. Họ nhận thấy rằng 40% các mẫu họ thu thập được đã có các kháng nguyên nhất định.

Miller cho biết họ vẫn chưa rõ tại sao chỉ một số bào thai có những phản ứng miễn dịch nhưng bà cũng cho biết rằng điều quan trọng là những kháng thể chống cúm đã được tìm thấy trong đó. Một số trong đó là kháng thể IgM. Kháng thể này rất lớn không thể đi qua dây nhau từ mẹ sang con được. Điều này có nghĩa là chúng đã được chính các bào thai tự sản sinh ra. Hệ thống miễn dịch của bào thai hoàn toàn có khả năng chống lại nhiễm trùng. Đây là báo cáo của nhóm đăng ngày hôm nay trong tạp chí Journal of Clinical Investigation.

Theo Aimen Shaaban, nhà nghiên cứu miễn dịch tại trường Đại học Wisconsin cho biết kết quả này đã giúp khẳng định học thuyết gây tranh cãi từ lâu rằng bào thai có thể có những phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, ông cũng lưu ý rằng vắcxin được tiêm vào người mẹ trong thai kỳ thứ 3 khi đó hệ thống miễn dịch của bào thai có thể đã có đủ thời gian để phát triển. Shaaban cho biết rằng nếu làm lại nghiên cứu này, chúng ta nên quan sát những bào thai ngay từ những thai kỳ đầu để có thể hiểu rõ hơn và chính xác hơn khi nào những phản ứng của hệ thống miễn dịch này bắt đầu hoạt động.

TÂM HÀ

Theo Sciencenow, Tuổi trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video