Gấu trúc khổng lồ, loài vật được mệnh danh là “báu vật quốc gia” của Trung Quốc, từng là món ăn khoái khẩu của người cổ đại sống ở phía Tây Nam nước này, nhà nhân học Wei Guangbiao cho biết.
Tổ tiên gấu trúc khổng lồ hiện nay ở Trung Quốc từng là món ăn khoái khẩu của người cổ đại
Theo Wei, nhiều mẫu hóa thạch gấu trúc, có niên đại 10 nghìn năm đến 1 triệu năm, đã được khai quật tại Trung Khánh, nơi mà người cổ đại từng sinh sống. Số lượng hóa thạch gấu trúc rất nhiều chứng tỏ dân số gấu đã giảm mạnh do bị con người giết chết.
Tất nhiên, người cổ đại sẽ không giết chết các con thú này nếu nó vô ích với họ. Họ giết gấu có thể để lấy thịt ăn. Nhưng các con gấu trúc thời đó không to “khổng lồ” như gấu trúc bây giờ ở Trung Quốc.
Chúng nhỏ hơn nhiều so với gấu trúc khổng lồ ngày nay và chỉ có kích thước bằng con chó Ngao Tây Tạng. Mặc dù vậy, nó vẫn được xem là tổ tiên trực tiếp của các con gấu trúc khổng lồ ở Trung Quốc. Do biến đổi khí hậu, thức ăn của gấu chủ yếu là tre bị giảm sút, nên loài gấu này đã bị tuyệt chủng.