Bất ngờ với những công dụng siêu tuyệt vời của rau cải chíp

Là món rau thường có trong các bữa ăn hàng ngày ở châu Á, cải chíp là một loại rau xanh cực tốt cho sức khỏe. Loại rau lá xanh này được biết đến với tính dược liệu cao, được tin dùng từ đầu thế kỷ thứ 5 tại Trung Quốc.

Được bổ sung giá trị dinh dưỡng và hàm lượng beta-carotene cao so với các loại rau lá khác, cải chíp đang dần trở thành một phần không thể bỏ qua trong chế độ ăn uống lành mạnh. Trong y học Trung Quốc cổ đại, nó được sử dụng như một thành phần trong bài thuốc chữa bệnh ho, sốt…

Ngày nay, cải chíp vẫn giữ nguyên vị thế của nó nhờ hương vị nhẹ và giòn của lá, biến loại rau này thành thực phẩm dễ dàng bổ sung trong nhiều món ăn hàng ngày. 100g cải chíp chứa 54 kcal năng lượng, 0,2 gram chất béo, 0,04 miligam thiamine, 0,07 miligam riboflavin, 0,5 milligram niacin, 0,09 milligram axit pantothenic, 0,19 milligram.

Các chất dinh dưỡng khác có trong 100 gram cải chíp là 2,2 gram carbohydrate, 1 gram chất xơ, 1,5 gram protein, 95,3 gram nước, 243 microgam vitamin A, 2681 microgam beta-carotene, 66 microgam folate, 45 miligam vitamin C, 46 microgam 19 miligam magiê, 252 miligam kali, 65 miligam natri.


Cải chíp bổ sung giá trị dinh dưỡng và hàm lượng beta-carotene cao so với các loại rau lá khác.

Sử dụng rau cải chíp đều đặn, bạn sẽ thu được nhiều lợi ích sức khỏe:

Cải thiện sức khỏe xương

Cải chíp có hàm lượng khoáng chất phong phú như magiê, sắt, canxi và kẽm có tác động trực tiếp đến việc cải thiện sức mạnh của xương. Ăn cải chíp thường xuyên sẽ có tác động tích cực đến cấu trúc và mật độ xương.

Điều này giúp ngăn ngừa sự khởi phát của bệnh loãng xương cũng như hạn chế các bệnh về xương liên quan đến tuổi tác. Sự kết hợp của hàm lượng vitamin K và canxi trong loại rau lá xanh này cũng rất hữu ích, giúp giảm nguy cơ gãy xương vì thúc đẩy sự phát triển cân bằng của xương khớp.

Giảm huyết áp

Hàm lượng kali cao trong cải chíp cùng với hàm lượng canxi và magiê giúp giảm huyết áp cao một cách tự nhiên. Kali trong rau hoạt động như một thuốc giãn mạch, do đó làm giảm căng thẳng trong các mạch máu.


Kali trong rau hoạt động như một thuốc giãn mạch.

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Sự kết hợp của phốt pho, magiê và chất xơ trong cải chíp giúp duy trì một trái tim khỏe mạnh. Cùng với đó, hàm lượng folate, kali, vitamin C và vitamin B6 góp phần vào mục đích này. Các khoáng chất trong lá hoạt động bằng cách loại bỏ các độc tố và cholesterol từ các động mạch.

Tương tự như vậy, nó hỗ trợ trong việc giảm mức độ homocysteine trong máu có thể gây ra các vấn đề tim mạch khác. Ăn cải chíp thường xuyên quản lý hoạt động của tim tốt hơn, hạn chế sự khởi phát của đột quỵ, đau tim và xơ vữa động mạch.

Giảm viêm

Cải chíp chứa choline, một chất dinh dưỡng thiết yếu giúp giảm mức độ viêm. Nó cũng được gọi là chất giảm viêm vì hạn chế sự khởi đầu của các vấn đề liên quan đến viêm như đau khớp và viêm khớp.

Tăng cường khả năng miễn dịch

Cải chíp có hàm lượng vitamin C dồi dào, điều này rất quan trọng trong việc cải thiện chức năng hệ thống miễn dịch. Hàm lượng vitamin C trong cải chíp hỗ trợ trong việc kích thích sản xuất tế bào bạch cầu. Là một chất chống oxy hóa, nó cũng giúp ngăn ngừa các bệnh mãn tính cũng như stress oxy hóa.

Cải thiện tiêu hóa

Hàm lượng chất xơ trong cải chíp có lợi trong việc hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Ăn cải chíp thường xuyên không chỉ cải thiện hoạt động tiêu hóa mà còn điều trị rối loạn tiêu hóa cực tốt.


Các loại rau họ cải được biết đến với đặc tính chống ung thư.

Loại bỏ các gốc tự do

Các hợp chất dựa trên lưu huỳnh như isothiocyanate có trong cải chíp chuyển thành glucosinolates khi tiêu thụ và thúc đẩy loại bỏ các gốc tự do gây ung thư. Các loại rau họ cải được biết đến với đặc tính chống ung thư và các nghiên cứu đã tiết lộ tác động của nó đối với việc giảm nguy cơ ung thư phổi, tuyến tiền liệt và ung thư ruột kết.

Hàm lượng folate trong cải chíp ngăn ngừa tổn thương tế bào và sửa chữa DNA. Tương tự như vậy, selen trong rau quả hạn chế sự phát triển của khối u ung thư trong cơ thể bạn.

Điều trị thiếu máu

Hàm lượng folate cao trong rau họ cải giúp cải thiện sự hấp thu sắt, từ đó nâng cao sự sản xuất của các tế bào hồng cầu. Nó cũng có một hàm lượng sắt tốt, do đó giữ được mức độ ổn định của hemoglobin.

Cải thiện sức khỏe của mắt

Các beta-carotene, selen, vitamin K và vitamin C trong cải chíp phối hợp với nhau trong việc cải thiện và duy trì sức khỏe của mắt. Carotenoit trong rau lá xanh hoạt động như một hàng rào bảo vệ cho đường vành của mắt. Hàm lượng vitamin A trong cải chíp giúp ngăn ngừa sự phát triển của stress oxy hóa ở võng mạc cũng như thoái hóa điểm vàng. Nó cũng giúp ngăn ngừa mắt của bạn khỏi đục thủy tinh thể và tăng nhãn áp.

Ngăn ngừa khuyết tật bẩm sinh

Giàu phức hợp B-vitamin như folate, cải chíp rất có lợi trong việc sinh trưởng và phát triển của thai nhi. Nó giúp trong quá trình phân chia và phát triển tế bào, do đó làm giảm khả năng bị khuyết tật bẩm sinh như trẻ sơ sinh thiếu cân hoặc dị tật ống thần kinh ở trẻ sơ sinh.


Cải chíp có hàm lượng sắt tốt, được biết là có tác động tích cực trong việc tăng các tế bào hồng cầu.

Cải thiện lưu thông máu

Cải chíp có hàm lượng sắt tốt, được biết là có tác động tích cực trong việc tăng các tế bào hồng cầu. Tương tự như vậy, hàm lượng sắt đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện lưu thông máu. Nếu muốn tăng cường lượng sắt trong cơ thể, bạn có thể đạt được thông qua việc tiêu thụ rau cải chíp thường xuyên, giúp cải thiện lưu thông cũng như oxy hóa các cơ quan nội tạng.

Điều trị bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu đã tiết lộ rằng các loại rau họ cải có tác động tích cực đến bệnh tiểu đường. Đó là, nó giúp duy trì lượng đường và không làm tăng mức độ của bệnh tiểu đường. Cải chíp cũng được chứng minh là có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2.

Cải thiện sức khỏe làn da

Với nguồn vitamin C dồi dào, thường xuyên ăn cải chíp sẽ cực tốt cho làn da bạn. Collagen được sản xuất bởi vitamin C giữ cho làn da ngậm nước và trẻ hóa da dẻ của bạn.

Cập nhật: 21/01/2019 Theo helino
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video