Bất ngờ với những món ăn có thể khiến bạn chướng bụng

Các loại thực phẩm có thể khiến bạn bị đầy hơi, chướng bụng

Bạn sẽ rất bất ngờ khi súp lơ xanh, táo, ngũ cốc và cả sữa chua cũng nằm trong danh sách thực phẩm gây đầy hơi, chướng bụng này.

Các sản phẩm từ sữa như phô mai hay sữa bò có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa. Nguyên nhân là do người mắc chứng này thiếu men lactase, enzym cần thiết để phân hủy đường sữa. Bổ sung lactase giúp giảm hoặc ngăn ngừa các triệu chứng đầy hơi khi ăn sữa. Nếu phải tránh sữa hoàn toàn, bạn cần tìm các nguồn thực phẩm khác để bổ sung canxi cần thiết cho cơ thể.

Các loại rau thuộc họ cải -Súp lơ trắng, súp lơ xanh, cải xoăn đều thuộc họ cải. Những loại rau này có nhiều chất dinh dưỡng tốt như folate, vitamin C và chất xơ, thậm chí chúng còn giúp ngăn ngừa ung thư. Tuy nhiên, chúng cũng chứa raffinose - một loại đường kết tinh trắng mà cơ thể không thể tiêu hóa do thiếu một loại enzyme nhất định. Thay vào đó, raffinose lại bị kích thích bởi các vi khuẩn, nguyên nhân hàng đầu gây đầy hơi. Để tránh đầy bụng, bạn nên ăn khẩu phần nhỏ các loại rau này và tăng dần số lượng theo thời gian giúp giảm lượng khí tạo ra, tránh đầy hơi.


Rau thuộc họ cải chứa raffinose, raffinose lại bị kích thích bởi các vi khuẩn, nguyên nhân hàng đầu gây đầy hơi.

Các thực phẩm nhiều sodium (muối) -Đa phần chúng ta thường có xu hướng ăn nhiều muối hơn so với lượng khuyến cáo hàng ngày. Cơ thể phản ứng với việc ăn quá nhiều muối bằng cách giữ nước.Các loại thực phẩm đóng hộp và chế biến sẵn, các loại nước sốt chế sẵn thường có lượng sodium cao.

Đồ uống có cồn -Giống như các loại thực phẩm chứa nhiều sodium, đồ uống có cồn cũng khiến cơ thể bị giữ nước, gây nên tình trạng chướng bụng. Hơn nữa, uống nhiều đồ uống có thể khiến bạn bị táo bón, khiến nhiều người cảm thấy bị chướng bụng.

Dưa hấu -Thật khó tin rằng dưa hấu lại có gì không tốt cho cơ thể bởi nó chủ yếu là nước. Tuy nhiên, dưa hấu chứa nhiều fructose, một loại đường tự nhiên tạo vị ngọt của trái cây. Nhiều người không thể hấp thu fructose, điều lý giải vì sao dưa hấu có thể dẫn đến chướng bụng.

Các loại đậu - Đậu Hà Lan hay đậu nành đều giàu chất xơ và protein rất tốt cho sức khỏe, nhưng cũng chính vì thế mà chúng lại khó tiêu hóa. Cơ thể chúng ta cũng khó hấp thu hết chất xơ trong đậu, từ đó có thể gây đầy hơi và chướng bụng. Để bớt đầy hơi khi, bạn có thể dùng thực phẩm bổ sung enzym, ví dụ beano - sản phẩm này phá vỡ đường trong đậu để làm cho đậu dễ tiêu hóa hơn.


Các loại đậu giàu chất xơ và protein, chính vì thế mà chúng lại khó tiêu hóa. 

Sữa chua - Điều này còn phụ thuộc vào việc bạn ăn loại sữa chua nào. Nếu là sữa chua trắng thì nó thực sự tốt cho dạ dày của bạn do có nhiều lợi khuẩn và tốt cho tiêu hóa. Tuy nhiên, nếu bạn ăn các loại sữa chua nhiều vị với hàm lượng đường cao, thì tình trạng lên men trong dạ dày sẽ nhiều hơn, khiến bạn cảm thấy đầy hơi và chướng bụng.

Ngũ cốc - Lúa mạch đen và lúa mỳ chứa fructan, một loại carb mà nhiều người thường khó tiêu hóa.

Đồ uống có ga - Những quả bong bóng trong các loại đồ uống này có thể khiến dạ dày của bạn như bị bơm phồng lên vậy.

Hành - Bất ngờ không? Hành chứa nhiều carb. Đặc biệt hơn, nó có 1 loại carb giống như ngũ cốc, đó là fructan. Fructan không chỉ khó hấp thụ mà còn dẫn tới tích nhiều nước trong ruột, gây chướng bụng.

Chất tạo ngọt tự nhiên - Nhiều người thường dùng chất tạo ngọt tự nhiên vì chúng không có calo. Nhưng calo không phải là tất cả. Các chất tạo ngọt tự nhiên như xylitol và sorbitol đều mất nhiều thời gian để tiêu hóa. Người bệnh Crohn, mắc hội chứng ruột kích thích nên tránh các thực phẩm chứa chất làm ngọt để không bùng phát triệu chứng, bằng cách đọc kỹ nhãn thành phần khi lựa chọn thực phẩm.

Bỏng ngô - Không có bất cứ điều gì đặc biệt trong món đồ ăn vặt phổ biến này có thể gây ra chướng bụng. Chỉ đơn giản là lượng bỏng ngô mà hầu hết chúng ta ăn sẽ khiến dạ dày phình lên nhiều hơn bình thường. Một phần bỏng ngô phải tương đương 3 - 4 cốc bột.


Lượng bỏng ngô mà hầu hết chúng ta ăn sẽ khiến dạ dày phình lên nhiều hơn bình thường.

Kẹo cao su không đường thường chứa các chất tạo ngọt tự nhiên có thể gây đầy hơi và chướng bụng. Bên cạnh đó, việc nhai nhiều kẹo cao su cũng không tốt cho dạ dày vì khi đó bạn sẽ nuốt nhiều không khí.

Táo - Lại thêm một bất ngờ nữa, nhưng thực tế, táo chứa 3 loại chất gây đầy hơi và chướng bụng: chất xơ, fructose và sorbitol. Các loại quả khác cũng có chứa sorbitol là đào, mận tươi, mận sấy.

Cà phê là món đồ uống lợi tiểu nhưng cũng làm tăng a-xít dạ dày, vì thế nó có thể dẫn tới chướng bụng ở những người nhạy cảm. Nếu bạn khó dung nạp lactose, việc thêm sữa vào cà phê thậm chí sẽ khiến tình hình trở nên tệ hơn.

Trái cây sấy khô: Đây là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng và chất xơ dồi dào. Tuy nhiên, chúng lại không tốt cho những người kém hấp thu fructose, loại đường tự nhiên. Lượng fructose cao trong trái cây sấy khô cũng có thể gây đau bụng nếu bạn ăn quá nhiều.

Nấm đông cô: Loại nấm này được sử dụng trong nhiều món ăn. Tuy nhiên, nó có thể gây đầy hơi do chứa hợp chất polyol, khiến ruột non khó tiêu hóa. Ngoài ra, ăn quá nhiều nấm cũng có thể có tác dụng nhuận tràng mạnh, gây tiêu chảy. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2021 của Đại học Y Penn State (Mỹ) chỉ ra, ăn nhiều nấm có thể làm giảm đáng kể nguy cơ phát triển ung thư.

Siro trái cây: Tiêu thụ các loại siro trái cây có hàm lượng đường fructose cao có thể tạo ra khí khi ruột phân hủy đường fructose gây chướng bụng, đau bụng, đầy hơi. Ngoài ra các loại nước ngọt, nhất là nước ngọt có ga có thể chứa hàm lượng đường fructose cao và khí ga có thể khiến bạn bị đầy hơi, ơ hơi khi tiêu thụ.

Cập nhật: 19/11/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video