Bề mặt Mặt trời với lõi Trái đất, cái nào nóng hơn?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta phải biết rõ nhiệt độ chính xác và các yếu tố ảnh hưởng lên Mặt Trời và Trái Đất.

Lõi Trái đất nóng như thế nào?

Như các bạn đã biết, Trái đất là một hành tinh hình cầu, trong đó, lớp lõi trong của Trái đất là nơi cứng nhất, có mật độ vật chất, áp suất lớn nhất và tất nhiên là cả nhiệt độ cao nhất.

Lớp chất lỏng và nóng của lõi ngoài gồm chủ yếu sắt và niken, có tính dẫn điện, di chuyển 1 cách chậm chạp, và chính nó tạo nên từ trường của Trái Đất.


Lớp lõi trong của Trái đất là nơi cứng nhất.

Lớp từ trường này làm lệch đi quỹ đạo của các hạt tích điện từ Mặt trời, tọa nên lớp áo giáp vô hình cho hành tinh của chúng ta.

Từ trường được tạo ra từ lõi Trái đất luôn thay đổi với cường độ rất lớn. Theo nghiên cứu, cứ khoảng 100.000 năm nó lại thay đổi toàn bộ lớp từ trường xung quanh hành tinh.

Theo những nghiên cứu mới nhất, lõi Trái đất có nhiệt độ vô cùng lớn, lên đến 6.000 độ C (sai số trong khoảng +- 500 độ). Con số này vượt xa những ước tính trước đây khi các nhà khoa học đưa ra con số xấp xỉ 5.000 độ C.

Đây là những con số được nghiên cứu và công bố bởi tổ chức Nghiên cứu công nghệ quốc gia Pháp, Trung tâm nghiên cứu khoa học quốc gia Pháp, Cơ quan ứng dụng bức xạ Synchrotron châu Âu và được tạp chí Science đưa tin.

Trái đất sở hữu một lớp lõi có nhiệt độ lên đến khoảng 6.000 độ C, vậy còn bề mặt của Mặt trời thì sao?

Mặt trời được cho là đã trải qua 4,6 tỷ năm tuổi và hiện đang bước vào giai đoạn cuối của vòng đời. Nhưng các bạn có thể yên tâm, giai đoạn cuối đời của thực thể to lớn này lên đến 5 tỷ năm.


Trái đất sở hữu một lớp lõi có nhiệt độ lên đến khoảng 6.000 độ C.

Ngoài ra, nó cũng là thiên thể to lớn nhất, chiếm 99,8% vật chất của toàn Hệ Mặt trời. Nếu chúng ta so sánh lõi Trái Đất với lõi Mặt trời thì chắc chắn không có gì có thể bàn cãi về một chiến thắng tuyệt đối dành cho Mặt trời.

Khi ngôi sao này sở hữu cho mình nhiệt độ lõi lên đến xấp xỉ 15.000.000 độ C. Kể cả các vầng hào quang xung quanh mMặt trời cũng có nhiệt độ lên đến khoảng 1.000.000 độ, vượt xa những gì lõi Trái Đất có được.

Nhưng bề mặt Mặt trời thì lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Nó không quá nóng như mọi người vẫn tưởng tượng. Thực tế, theo nhiều nghiên cứu, nhiệt độ tại bề mặt Mặt trời vào khoảng 5.537 độ C (hoặc theo nhiều văn bản khác là 5.700 độ C).


Nhiệt độ tại bề mặt Mặt trời vào khoảng 5.537 độ C.

Như vậy, ta có thể thấy, nhiệt độ lõi Trái Đất và bề mặt Mặt trời dường như xấp xỉ nhau hoặc có chăng lõi Trái Đất chỉ nhỉnh hơn không đáng kể (Vì 6.000 độ +- 500 cũng tương đương với khoảng 5.500-5.700 độ).

Một câu hỏi hóc búa khác là: Chúng ta có thể đến gần Mặt trời tới mức nào mà vẫn sống?

Với nhiệt độ vô cùng lớn và mức năng lượng khủng lồ phát ra mỗi giây, quả thực đây là một thách thức không nhỏ đối với nhân loại.

Hiện nay, theo như phân tích của trang Popular Science thì nếu đứng cách quả cầu lửa khổng lồ đấy khoảng 3 triệu dặm, tương đương 4,8 triệu km thì có thể bạn vẫn sống vì ở lúc này, nhiệt độ mà một người phải chịu chỉ còn 120 độ C.

Tất nhiên là bạn sẽ sống với điều kiện được trang bị những mẫu áo mới nhất dành riêng cho các phi hành gia. Nhưng nếu vượt qua ranh giới này dù chỉ 1 bước thì việc có chết hay không chỉ còn là vấn đề thời gian.

Khi ấy, chính tấm "áo giáp" kia lại vô tình trở thành một nhà tù xông hơi cực nóng, khiến cho người ngồi bên trong mất nước nghiêm trọng, bất tỉnh và dẫn đến tử vong.


Đường kính của Mặt trời lớn gấp 109 lần đường kính Trái đất.

Có một cách khác để có thể tiến lại gần Mặt trời hơn, đó là ngồi trong tàu vũ trụ, lúc này khoảng cách sẽ được rút ngắn từ 3 triệu xuống còn 1,3 triệu dặm, tương đương gần 2,1 triệu km.

Bởi lớp vỏ của các con tàu vũ trụ hiện đại có thể chịu được nhiệt độ lên đến 2593 độ C. Và tất nhiên nếu vẫn cố tiến gần hơn thì bạn và con tàu sẽ có chung một kết cục.

Những con số thú vị:

  • Đường kính của Mặt trời lớn gấp 109 lần đường kính Trái đất.
  • Nhưng nó lại có thể chứa bên trong khoảng 1.000.000 hành tinh có kichs thước bằng Trái đất.
  • Mỗi giây, năng lượng phát ra từ Mặt trời có thể tương đương với 100.000.000.000 (100 tỷ) tấn thuốc nổ.
  • Mặt trời nằm cách Trái đất khoảng 150 triệu km, ánh sáng từ ngôi sao này mất khoảng 8 phút 19 giây để tới được hành tinh xanh của chúng ta.
  • Còn nếu để một chiếc máy bay phản lực từ Trái đất bay đến Mặt trời thì phải mất đến 26 năm liên tục.
  • Một điều thú vị khác là nếu một người nặng 68kg ở Trái đất thì sẽ có trọng lượng lên đến 1,9 tấn khi ở trên Mặt trời vì lực hấp dẫn gấp 28 lần hành tinh xanh.

Càng đi sâu vào trong lõi Trái Đất, nhiệt độ càng cao: Tại sao vậy?

Cập nhật: 29/09/2017 Theo soha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video