Bên trong tàu thám hiểm nơi sâu nhất Trái Đất

Tàu ngầm đưa đạo diễn Titanic và Avatar đi thám hiểm điểm sâu nhất Trái Đất tiện nghi nhưng chật chội tới mức chân của ông phải gập cong còn tay thì rất khó để cử động.

>>> Nơi sâu nhất trái đất lộ diện

James Cameron đã một mình thực hiện chuyến thám hiểm hơn 3 giờ đồng hồ ở độ sâu gần 11km - điểm sâu nhất Trái Đất - tại rãnh Mariana (Thái Bình Dương). Ông là người thứ 2 thực hiện cuộc thám hiểm tới khu vực này. Tuy vậy, chuyến thám hiểm ngắn hơn nhiều so với dự kiến ban đầu của nhà đạo diễn.

109cm, 11 tấn

Là phần nặng nhất và có ảnh hưởng đáng kể tới trọng lượng cũng như kích thước của tàu, khoang tàu của James Cameron có đường kính 109cm, nặng 11 tấn. Các kĩ sư đã thiết kế khoang tàu thành hình cầu bởi hình dạng này giúp nó vừa bền vừa nhẹ khi đi thám hiểm sâu dưới đáy biển.

Lớp thép làm thân tàu dày khoảng 6,4cm để chịu được áp lực ở sâu dưới đáy biển. Nó đã vượt qua 2 cuộc thử nghiệm tại Đại học bang Pennsylvania (Mỹ) với mức áp suất 113.800.000N/m2.

22 chiếc đồng hồ đo biến dạng được gắn vào tàu trong cuộc thử nghiệm cho thấy thân tàu thậm chí có thể chịu được áp suất tới 140% mức đưa ra mà không hề bị bẻ cong.


James Cameron và con tàu đưa ông đi thám hiểm nơi sâu nhất Trái Đất.

Ghế ngồi của Cameron nằm trên một hệ thống pin khẩn cấp, bên tay phải là các bình hấp thụ carbon, giải phóng khí oxy, còn bên tay trái là bảng điều khiển với các nút bấm nhằm điều khiển mọi vấn đề của tàu, từ năng lượng tới liên lạc.

Một màn hình lớn được trước mặt ông, chiếu lại hình ảnh dưới đáy đại dương do camera Red Epic 5K góc rộng thu lại. Chiếc camera này được gắn ở cửa sổ hình nón tại đuôi của con tàu.

Gần như mọi thứ trong tàu, thậm chí là quần áo của của Cameron đều có khả năng chống cháy. Bất cứ khi nào pin hay dây điện bắt lửa, ông đều có thể nhanh chóng dập tắt nó.

Lấy mồ hôi làm nước uống

Tàu ngầm này được trang bị để James Cameron có đủ oxy, thức ăn, nước uống, hệ thống giữ ấm cơ thể và chịu được áp lực từ sâu dưới biển.

Các số liệu về áp lực, nhiệt độ, lượng oxy và các số liệu khác của tàu được tự động gửi về con tàu giám sát một cách định kì, giúp bác sĩ kiểm soát môi trường sống của Cameron.


Bên trong con tàu hiện đại của James Cameron.

Máy lọc được trang bị trong tàu sẽ hấp thụ carbon dư thừa trong không khí. Trong khi đó hơi nước do mồ hôi hay hô hấp của ông đọng trên thép sẽ chảy đến các phần thấp hơn của tàu và chứa trong 1 chiếc túi đặc biệt. Ông có thể uống nước này thông qua một ống hút được thiết kế nhằm lọc các chất gây ô nhiễm.

Tàu của James Cameron đã có sẵn một bộ quần áo chân không làm nóng bằng nhiệt, túi ngủ và các lớp áo khác giúp giữ ấm trong điều kiện nhiệt độ lạnh giá ở dưới đáy biển, đề phòng trường hợp phải ở dưới đó lâu hơn.

Thêm vào đó, nó còn được trang bị 2 bình nén khí oxy, đủ dùng trong 56 tiếng đồng hồ - gấp 7 lần so với thời gian dự kiến ban đầu của cuộc thám hiểm ở đáy đại dương.

Theo Bee
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video