Bệnh bạch hầu nguy hiểm thế nào?

Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thanh Bảo, Khoa Vi sinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bất cứ người nào tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể bị lây nhiễm. Người có khả năng miễn dịch thấp dễ bị bệnh hơn. Thông thường trẻ em từ một đến 10 tuổi dễ mắc bệnh nhiều nhất do không còn kháng thể từ mẹ truyền sang.

Dịch bạch hầu bùng phát không theo mùa rõ rệt, chỉ cần có nguồn bệnh sẽ lây nhiễm. Khi bệnh nhân ho hoặc hắt hơi, vi khuẩn phát tán ra xung quanh theo đường không khí và lây bệnh cho người lành. Ngoài ra tiếp xúc qua da khi bị trầy xước cũng dẫn đến lây lan vi khuẩn bạch hầu.

Bệnh bạch hầu là gì?

Theo bác sĩ chuyên khoa Nội tổng quát Nguyễn Thị Hải Đan, bệnh bạch hầu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra. Bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, suy tim, liệt thần kinh và tử vong.

Tại Việt Nam, mặc dù bệnh bạch hầu đã được kiểm soát từ khi có vắc xin phòng bệnh, nhưng vẫn chưa được loại trừ hoàn toàn. Từ năm 2013, các đợt bùng phát dịch lẻ tẻ đã xảy ra, chủ yếu ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và gần đây là các tỉnh phía Bắc như Hà Giang, Điện Biên, Thái Nguyên.


Triệu chứng bệnh bạch hầu chủ yếu là viêm họng. (Ảnh minh họa: News).

Triệu chứng của bệnh bạch hầu

Triệu chứng bệnh bạch hầu chủ yếu là viêm họng, có lớp màng giả màu trắng do các tế bào bị viêm bám vào trong vòm họng. Nếu không điều trị, màng này lan rộng lấp đầy đường hô hấp khiến bệnh nhân ngạt thở. Không giống như các vi khuẩn thông thường khác, vi khuẩn bạch cầu gây viêm họng, nóng, sốt và nguy hiểm nhất là độc tố của vi khuẩn có thể theo máu tác động lên các cơ quan chính của cơ thể làm viêm tim, viêm thận. Thậm chí vi khuẩn tác dụng lên hệ thần kinh làm liệt tay, liệt chân, mắt lé, giọng nói của người bệnh có thể thay đổi do bị ngọng thanh quản.

Điều trị bệnh bạch hầu

Cách điều trị bệnh bạch hầu là sử dụng kháng độc tố bạch hầu và kháng sinh macrolide. Kháng độc tố bạch hầu là một loại thuốc tiêm có chứa kháng thể để ngăn chặn độc tố bạch hầu gây tổn thương các mô và cơ quan. Kháng sinh macrolide như erythromycin hoặc azithromycin được dùng để giết vi khuẩn và ngăn chặn sự lây lan của bệnh.

Khi phát hiện trẻ nhiễm bệnh, cha mẹ cần chú ý thực hiện các biện pháp ngừa biến chứng do độc tố của vi khuẩn gây ra. Bệnh nhân cần được tiêm ngừa kháng độc tố bạch hầu (Serum Anti Diphtheriae- SAD) để trung hòa độc tố của vi khuẩn, ngăn ngừa độc tác động lên tim, thận và hệ thần kinh. Sau đó bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng kháng sinh phù hợp để trị dứt điểm.

Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu

Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu là do tiếp xúc gần với dịch tiết đường hô hấp (trực tiếp hoặc qua giọt bắn) hoặc từ vết loét da. Con người là vật chủ duy nhất của vi khuẩn bạch hầu, (rất hiếm trường hợp bệnh ở động vật). Nhiễm trùng có thể xảy ra quanh năm với đỉnh điểm vào những tháng lạnh.

Bạch hầu có thể gây tổn thương tim (viêm cơ tim), hệ thần kinh và thận. Triệu chứng thường xuất hiện từ hai đến năm ngày sau khi nhiễm trùng. Ngoài các triệu chứng đường hô hấp, các biến chứng khác có thể gồm co giật, liệt thần kinh sống mũi, liệt cơ mặt, liệt cơ mắt, liệt cơ miệng và liệt cơ nuốt.

Cách phòng bệnh bạch hầu

Cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc xin cho trẻ 3 lần từ khi mới sinh ra, mỗi lần cách nhau một tháng. Sau một năm thì tiêm nhắc lại, sau 5 năm nhắc lại một lần nữa. Bác sĩ Bảo khuyên bệnh nhân khi bị viêm họng và các triệu chứng trên nên đi khám sớm. Nếu thầy thuốc phát hiện có lớp màng giả màu trắng ở vòm họng nghi ngờ bị bệnh bạch hầu sẽ chỉ địch tiêm ngừa kháng độc tố để ngăn ngừa biến chứng.

Bệnh bạch hầu được gọi bằng nhiều cách khác nhau trước khi bác sĩ người Pháp Pierre Bretonneau đặt tên vào năm 1826. Năm 1883, nhà vi sinh vật Edwin Klebs xác định vi khuẩn gây bệnh. Khoảng một năm sau, nhà vi khuẩn học Friedrich Loffler lần đầu tiên nuôi cấy được mầm bệnh và làm sáng tỏ quá trình tạo ra độc tố. Năm 1890, hai nhà khoa học Shibasaburo Kitasato và Emil von Behring phát hiện huyết thanh của động vật đã miễn dịch với bạch hầu có thể điều trị bệnh ở động vật chưa miễn dịch.

Các nhà khoa học tìm ra thể thực khuẩn mang độc tố β-corynebacteriophage và vai trò của chúng vào giai đoạn 1951-1953. Tuy nhiên, phải đến năm 2003, họ mới có thể giải trình tự gene đầy đủ của vi khuẩn Corynebacterium diphtheria lần đầu tiên.

Bệnh bạch hầu chủ yếu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheria gây ra. Các loài vi khuẩn Corynebacterium khác, gồm C. ulcerans and C. pseudotuberculosis, cũng có thể là nguyên nhân, nhưng trường hợp này khá hiếm. Một số chủng của vi khuẩn Corynebacterium diphtheria tạo ra độc tố gây bệnh bạch hầu. Chúng tiết độc tố vì bản thân cũng nhiễm loại virus gọi là thể thực khuẩn.

Độc tố cản trở tế bào sản xuất protein, phá hủy các mô ở khu vực lây nhiễm và dẫn đến việc hình thành màng giả ở khí quản. Độc tố có thể được vận chuyển theo mạch máu và phân phối đến các mô trong cơ thể, gây viêm cơ tim, tổn thương dây thần kinh, giảm tiểu cầu và tạo ra protein trong nước tiểu.

Thời gian từ khi nhiễm vi khuẩn Corynebacterium diphtheria đến lúc phát triển triệu chứng là 1-10 ngày, thường là 2-5 ngày. Một số triệu chứng gồm đau họng, sổ mũi, khó nuốt, sốt, ho.

Sự lây nhiễm xảy ra khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da tổn thương của người bệnh, dịch từ mũi và họng, các giọt bắn trong không khí, thậm chí đôi khi còn qua vật thể nhiễm khuẩn. Không tiêm phòng vaccine, hệ miễn dịch yếu, có tiền sử viêm da cơ địa, điều kiện sống không vệ sinh, chật chội và đông đúc, đi tới nơi dịch bệnh đang hoành hành là những yếu tố làm tăng nguy cơ nhiễm bạch hầu.


Bác sĩ Pierre Bretonneau đặt tên cho bệnh bạch hầu năm 1826. (Ảnh: History of Vaccines).

Thế giới từng trải qua nhiều đợt bùng phát dịch bạch hầu nghiêm trọng. Năm 1921, Mỹ có hơn 200.000 người nhiễm và 15.500 người tử vong, thúc đẩy các chương trình xét nghiệm và phòng bệnh quy mô lớn ở học sinh ra đời.

Năm 1943, Thế Chiến II gây ra đợt bùng phát dịch bạch hầu ở châu Âu với khoảng một triệu ca nhiễm và 50.000 người chết. Những năm 1990, căn bệnh này khiến hơn 80.000 người nhiễm và 2.000 người tử vong ở Nga. Giai đoạn 2014-2019, dịch bạch hầu cũng bùng phát ở Indonesia, Venezuela, Haiti và cộng đồng người tị nạn Rohingya ở Bangladesh.

Cập nhật: 09/07/2024 Theo VnExpress/ĐSPL
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video