Bệnh trầm cảm - nó đáng sợ như thế nào?

Nhiều người đang quá coi thường bệnh trầm cảm mà không biết đến những mối nguy hại nó có thể gây ra.

Vì sao chúng ta bị trầm cảm?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến một người bị trầm cảm: một biến cố xảy ra trong cuộc đời, do di truyền, hay thậm chí có thể đơn giản là vì... thời tiết. Tuy nhiên, lý do phổ biến nhất là áp lực, hay stress.

Trong cuộc sống, chúng ta phải đối diện với rất nhiều tình huống gây áp lực. Thi cử, học hành, công việc, tình yêu, đám cưới hoặc sinh con... đó đều là những áp lực dồn nén mà chúng ta chẳng có cách nào khác ngoài việc hứng chịu.


Áp lực dẫn đến trầm cảm là một chứng bệnh phổ biến trong xã hội hiện đại.

Những áp lực như vậy trong ngắn hạn có thể đem lại một số lợi ích nhất định, ví dụ như lượng adrenaline tiết ra làm tăng sự tập trung. Tuy nhiên, hormone stress cortisol lại gây cản trở tế bào nội mô trong mạch máu, dễ gây tắc mạch máu và làm tích tụ cholesterol có hại. Về lâu dài, stress sẽ làm tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ.

Tuy nhiên, đó chưa phải là tác hại lớn nhất của stress. Khi phải hứng chịu đủ thứ áp lực mà không có cách nào giảm tải, bạn hoàn toàn có thể mắc trầm cảm, và đó mới là vấn đề.


Áp lực dồn nén quá mức sẽ dẫn đến trầm cảm.

Trầm cảm - nó đáng sợ hơn ta tưởng

Trầm cảm là một triệu chứng tâm lý. Khi bị trầm cảm, con người ta sẽ cảm thấy cuộc đời thật u ám, buồn bã và tuyệt vọng với cuộc đời này. Nhưng sự đáng sợ ở đây là bạn hoàn toàn có thể chết vì một căn bệnh tưởng như chỉ diễn ra bên trong đầu của mình.

Căn bệnh này, mà có tác động gián tiếp khiến con người có thể chết bất kỳ lúc nào. Trong đó, nổi bật nhất chính là nguy cơ tự sát.


Bị trầm cảm dẫn đến nguy cơ tự sát.

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (Mỹ), càng ngày càng có nhiều ca tự sát liên quan đến trầm cảm. Ở Nhật vào năm 2014, ước tính có 70 người tự sát mỗi ngày, trong đó gần hơn 1/3 là vì trầm cảm. Người ta thường chỉ tự sát khi cuộc đời không còn gì có thể cứu vãn, và trầm cảm có thể làm được điều đó. Nó khiến cuộc đời của một người trở nên thật vô vọng, để rồi tự kết thúc cuộc đời đau khổ của mình.

Bên cạnh đó, để xoa dịu tâm trạng, người bệnh có xu hướng tự tìm đến những "phương thuốc" giúp họ thoải mái hơn, và đó thường là chất kích thích hoặc rượu, với mức độ sử dụng có thể nói là... càng nhiều càng ít.

Tất nhiên, một lối sống không lành mạnh như vậy sẽ dẫn đến rất nhiều bệnh, và hệ quả là người bệnh sẽ sớm được "chào" Thần Chết nếu không được quan tâm chăm sóc.


Người ta thường chỉ tự sát khi cuộc đời không còn gì có thể cứu vãn, và trầm cảm có thể làm được điều đó.

Trầm cảm có thể có thể gây nguy hiểm cho xã hội hay không?

Về cơ bản thì cực kỳ hãn hữu!

Đã từng có rất nhiều nghiên cứu cố gắng chứng minh trầm cảm có liên hệ với khả năng gia tăng tình trạng bạo lực. Thậm chí, một nghiên cứu vào năm 2009 trên những tội phạm "giết người - tự sát" (tội phạm giết người rồi tự kết liễu bản thân) còn cho thấy có một tỉ lệ không nhỏ mắc trầm cảm.

Tuy nhiên, những nghiên cứu này đều vấp phải sự phản đối hết sức dữ dội từ chính giới chuyên gia về tính chính xác và áp dụng trong thực tiễn.

Đầu tiên, tỉ lệ tội phạm giết người - tự sát luôn ở mức cực kỳ thấp trong mọi xã hội, chỉ khoảng 0,2 - 0,3/100.000 người. Hơn nữa, các hành vi bạo lực không đến từ bản thân chứng trầm cảm, mà còn do nhiều bệnh tâm lý khác trên cùng một bệnh nhân. Đồng thời, các yếu tố môi trường xung quanh cũng gây tác động rất lớn.


Người mắc trầm cảm có xu hướng tự hại bản thân, thay vì bộc lộ ra ngoài.

Cần hiểu rằng, trầm cảm là một căn bệnh phổ biến, và người bị trầm cảm có xu hướng tự gây tổn thương cho bản thân, hơn là bộc lộ thiên hướng bạo lực ra bên ngoài.

Có điều, không thể phủ nhận một số chứng trầm cảm khi lên đến cực độ có thể gây nguy hại cho những người xung quanh. Điều này đặc biệt ứng với những trường hợp trầm cảm nặng sau sinh (Postpartum Depression), vì họ có thể gây nguy hiểm cho chính những đứa con của mình.


Một số trường hợp trầm cảm cực độ mới gây nguy hiểm.

Những trường hợp như vậy cần được quan tâm chăm sóc đặc biệt, buộc phải nhờ đến bác sĩ tâm lý kể cả khi bệnh nhân không muốn điều đó.

Hãy nhớ, người bị trầm cảm cần được giúp đỡ!

Cập nhật: 19/12/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video