Bệnh Viêm Thận - Bệnh sạn thận

Bệnh Viêm Thận

Đau thận (Ảnh: bbc.co.uk)

Bệnh viêm thận (Pyelonephritis) là do nhiễm trùng trái thận. Khi bị bệnh này, vi trùng đi từ dưới lên rồi ăn vào trái thận. Bệnh nhân bị đau nhói vùng hông với nóng sốt cao và đôi khi có kèm theo triệu chứng bàng quang như tiểu nhiều lần, đi tiểu đau..., trong người rất mệt mỏi.

Đem nước tiểu thử nghiệm thì có vi trùng. Bệnh nhân thường phải nhập viện để truyền nước biển và trụ sinh qua đường tĩnh mạch. Sau khi điều trị xong, điều quan trọng là chức năng thận phải được theo dõi bằng cách chụp hình IVP để chắc chắn thận đã trở lại bình thường và nhất là không có sạn thận.

Bệnh sạn thận

Sạn thận xuất phát từ các chất muối khoáng không tan trong nước từ trong nước tiểu như chất vôi (calcium), chất oxalate hoặc phosphate.

Phần lớn sạn thận đều cản quang (radio-opaque) nghĩa là thấy trên XRay thường, (không như sạn mật thường không cản quang nên không thể thấy trên Xray thường được). Sạn này ở các bệnh nhân có yếu tố di truyền (familial), cha mẹ hay anh chị bị thì mình dễ bị. Bệnh sạn này còn hay ở bệnh nhân bị bệnh tuyến Parathyroid (tuyến điều khiển Calcium trong máu, nằm ở kế tuyến giáp trạng), bệnh tuyến giáp trạng, bệnh về xương như bệnh Paget’s, bệnh về ruột non (Ilium disease), bệnh về cơ sợi (sarcoidosis), bệnh chứng lọc thận (tubular acidosis)....

Một số bệnh nhân bị sạn do vi trùng có chứa chất urease tách chất urea trong nước tiểu làm ra chất magnesium-ammonium-calcium, chất này đóng lại thành sạn. Sạn này thường rất to, có thể chiếm hết cả quả thận (staghorn calculus).

Một số nhỏ bệnh nhân bị sạn Urate, không cản quang. Sạn này thường ở bệnh nhân bị bệnh thống phong (gout) hoặc do di truyền. Uống ít nước không là nguyên nhân gây sạn thận nhưng khi đã có quá khứ bị sạn thận thì phải uống nước nhiều để tránh sạn thận trở lại.

Làm sao biết mình bị sạn thận:

Sạn thận, nhất là sạn nhỏ khi bị lọt vào ống dẫn nước tiểu từ thận đến bàng quang gây đau bụng dữ dội và từng cơn, bệnh nhân bất thình lình đau lăn lộn kèm theo ói mửa (nhiều bệnh nhân tả sự đau này còn đau hơn đau bụng sanh!). Bệnh nhân có thể có kèm triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu như nóng sốt, tiểu đau, tiểu nhiều lần, đau vùng hông đi vòng xuống vùng chậu hay vùng sinh dục.

Một số bệnh nhân không có triệu chứng gì và không biết mình bị sạn thận. Chỉ đuợc tìm ra do sự tình cờ như đi chụp hình tử cung hoặc chụp siêu âm bụng do bệnh khác v.v...

Nước tiểu của người có sạn thận thường có máu hoặc vi trùng. IVP là thử nghiệm chắc chắn nhất để tìm ra sạn, nhất là sạn không cản quang hay là sạn nhỏ. Nó còn là thử nghiệm để xem chức năng thận có bị mất hay không

Siêu âm ESWL làm vỡ tan sạn thận
(ảnh: uchpa.org)

trong thường hợp sạn nhỏ làm tắc nghẽn đường dẫn tìểu. CT scan đôi khi  được dùng để tìm ra sạn thận.

Cách chữa bệnh sạn thận:

Khi bệnh nhân đau bụng dữ dội vì sạn thì thường được nhập viện để được cho thuốc giảm đau và truyền nước biển nếu ói mửa nhiều. Thuốc lợi tiểu phải tránh trong trường hợp này vì có thể là tăng sự nghẹt đường tiểu. 80% sạn nhỏ sẽ được tiểu ra tự nhiên. Sạn nhỏ từ 4mm trở xuống sẽ được tiểu ra mà không cần phải làm gì cả nhưng khi sạn lớn hơn 6mm thì cần chữa bằng phương pháp ngoại khoa, nhất là khi có nhiễm trùng hoặc tắc đường dẫn tiểu từ thận.

Sạn Urate thì được đánh tan bằng chất hóa học (chemolysis). Nước tiểu được giữ ở pH=7. Allopurinol được cho uống sau khi có sạn Urate để ngừa bị sạn này trở lại.

Sạn lớn thường được làm vỡ ra bằng siêu âm (ESWL: extracorporeal shock wave lithotripsy) trước khi cho thuốc lợi tiểu để tống ra. Phương pháp mổ thận để lấy sạn ra càng ngày càng ít được dùng đến. Một phương pháp nữa là sạn có thể được dùng lưới để lưới ra (basketry) khi sạn nằm ở trên xa. Bác sĩ chuyên khoa sẽ dùng máy nội soi (cystoscopy) để lấy sạn ra. Khi sạn nằm trong ống dẫn tiểu làm nghẹt thận thì đôi khi bác sĩ dùng một dây (stent) đút vào ống dẫn tiểu để đẩy sạn lên khỏi chỗ hẹp để làm hết nghẹt.

Nói tóm lại, sạn thận nếu gây triệu chứng hại cho chức năng thận vì làm nghẹt ống dẫn tiểu hay gây đau đớn thì cần phải lấy ra. Sạn nhỏ nằm ở vị trí vô hại thì bác sĩ chỉ theo dõi. Uống nhiều nước để tránh táo bón dễ gây nhiễm trùng đường tiểu.

Bs. Trần Thị Xuyên

Theo VietNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video