Bí ẩn bé gái 2.000 tuổi

Bé gái khoảng 5 tuổi, cao 1,20 m, người Ai Cập. Các khoa học gia đã dùng X-quang để tạo những hình ảnh gây ngạc nhiên.

Bé gái đã chết lúc còn nhỏ. Nội tạng đã được lấy ra hết, xác được ướp bằng hương liệu, rồi được cuộn vải bên ngoài, sau đó được bọc một lớp chất cứng như bìa cứng. Xác ướp đã 2.000 tuổi, đặt ở Bảo tàng Ai Cập Roicrucian tại San Jose, California, Hoa Kỳ. Trong vài tháng qua, xác ướp được đặt tên là Sherit (theo tiếng Ả Rập cổ là "đứa bé") và được đưa đến Trung tâm Định lượng sinh học Quốc gia của NASA ở Stanford, gần Palo Alto. Ở đó, các bác sĩ và các khoa học gia - làm việc với các chuyên gia về hình ảnh đến từ Silicon Graphics - tìm hiểu về xác ướp. Họ đã sử dụng hơn 60.000 hình ảnh xử lý bằng X-quang kỹ thuật cao để có các thông tin nhiều gấp 35 lần khi tìm hiểu xác ướp vua Tut hồi đầu năm 2005. Nhóm nghiên cứu đã ráp các hình ảnh ba chiều của bé gái Ai Cập này.

Qua hình ảnh các xương, các khoa học gia xác định Sherit có thể bước đi bình thường và không hề bị bệnh mãn tính. Rất có thể bé gái đã chết vì nhiễm trùng hoặc bị ngộ độc nước uống hay thực phẩm. Khoảng 50% trẻ em Ai Cập cổ đại bị như vậy trong vòng 1 hoặc 2 năm cai sữa.

Xương và răng cũng góp phần giúp xác định độ tuổi: răng khôn chưa mọc. Mặt nạ bằng vàng chứng tỏ cha mẹ cô bé giàu có. Qua các chữ tượng hình (hieroglyphs) ở mặt trong phần vỏ bọc, hy vọng các nhà khoa học, khảo cổ sẽ sớm tìm ra bí ẩn và xác định được tên của bé gái này.

Theo Kiến thức ngày nay
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video