Bí ẩn chưa thể giải mã về bãi biển chết chóc hàng loạt

Từ năm ngoái đến nay, người dân sống tại bờ biển San Jose của Peru đã phải chứng kiến cái chết của hàng loạt sinh vật. Rất nhiều loài chim trên trời, cá dưới nước, thú trên bờ nằm trong danh sách xác chết trên dải biển này.

>>> Cái chết bí ẩn của động vật biển tại Peru

Nơi đây vốn là bãi biển xinh đẹp, bình yên, có chiều dài 120km, và phong phú động vật. Nhưng giờ đây, vùng biển này bao trùm bầu không khí ảm đạm, tang thương hơn bao giờ hết.

Sự việc chết chóc ở bãi biển đang làm đau đầu các nhà chức trách và giới nghiên cứu động vật. Chính quyền đóng tất cả đường dẫn đến bờ biển này và tiến hành nghiên cứu, điều tra nguyên nhân. Ngày nào nhân viên môi trường cũng phải có mặt tại đây, làm nhiệm vụ thu gom xác chết của hàng ngàn sinh vật biển.

Tại thời điểm này, họ đã nhặt được khoảng 5000 xác các loài chim, chủ yếu là bồ nông, sáo và loài cốc biển. Chính quyền đã thu gom được 3000 ngàn xác cá heo, cá mập, 54 xác culi, sư tử biển và nhiều rùa con…

Năm 2012, chính quyền sở tại đã chính thức tuyên bố, nguyên nhân dẫn đến cái chết của hàng loạt động vật tại dải biển San Jose là do… tự nhiên. Các nhà khoa học khẳng định không có sự can thiệp của con người đến sự chết chóc của các loại động vật.

Nước biển những năm gần đây đã nóng lên, điều đó đã tác động xấu đến những sinh vật sống nơi đây. Lũ cá dưới nước chết do nước nóng. Chim trên trời và thú trên bờ bị đói vì không có thức ăn, do lượng cá dần cạn kiệt.

Tuy nhiên, nguyên nhân trên không thuyết phục người dân nơi đây và các nhà hải dương học. Vì vậy mà họ vẫn tiến hành xem xét, mổ xẻ vấn đề trên nhiều góc cạch khác nhau. Lãnh đạo Bộ phát triển tài nguyên thiên nhiên Peru nói rằng, cái chết của những đàn cá heo là do chủng virut Morbilli.

Các nhà khoa học Anh thì cho rằng, những chất độc và kim loại nặng có trong nước biển chính là thủ phạm gây ra cái chết cho các loài sống ở vùng biển này. Các loại chim ăn phải những xác cá có chứa độc mà chết. Cũng có ý kiến quy kết rằng, nguyên nhân do những thiết bị định vị, thăm dò của một tập đoàn công nghiệp Mỹ gây nên.

Họ đã dùng loại máy này "quét" dưới đáy biển, với tần số âm thanh cực cao để thăm dò khoảng sản và dầu khí. Tần số âm thanh đó đã làm cho các sinh vật sống dưới nước "long óc" mà chết. Tuy nhiên, những giả thuyết trên vẫn chưa thực sự thuyết phục và đang được chính phủ Peru nghiên cứu, giám sát một cách kỹ càng.

Các nhà nghiên cứu hy vọng các giám định y khoa xác các sinh vật sẽ cho kết quả trong thời gian tới.

Theo VTC
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video