Bí ẩn kinh ngạc của vương quốc đá Đại Zimbabwe

Great Zimbabwe: Tàn tích kỳ lạ của châu Phi

Trong nhiều thế kỷ, Great Zimbabwe đã dẫn đến những cuộc tranh luận sôi nổi về vị trí của nó trong di sản và lịch sử của châu Phi. Nhưng tất cả các cuộc tranh luận và giả thuyết được đưa ra đều đi đến một câu hỏi cơ bản: Chính xác thì Great Zimbabwe là gì?

Về mặt cấu trúc, Great Zimbabwe dường như là một thành phố của nền văn minh bí ẩn của châu Phi thời trung cổ. Di tích này nằm gần Masvingo ở Zimbabwe, với một tòa tháp hình nón lớn và một bức tường bao quanh hình tròn. Từ những nghiên cứu khảo cổ, chúng ta biết được rằng ngay từ đầu những năm 1100 sau Công nguyên, con người đã từng sống ở Great Zimbabwe.

Tuy nhiên, trong thế kỷ 15, nó đã bị bỏ hoang vì những lý do không rõ ràng và ngày nay nó chỉ còn là một tàn tích bằng đá bị bỏ hoang.


Vào năm 1868, một đoàn các nhà thám hiểm Châu Âu khi đi du lịch Châu Phi đã vô tình phát hiện ra một bãi đá hoang tàn rộng mênh mông ở vùng Zimbabwe. Di tích này được gọi là “Đại Zimbabwe” và nhanh chóng nổi tiếng khắp thế giới thời gian sau đó.


Nơi đây có những cấu trúc bằng đá khổng lồ có niên đại thế kỷ 12, tuy phần lớn đã bị hư hỏng, nhưng vẫn giữ được vẻ hùng vĩ tráng lệ của một quần thể kiến trúc được xây dựng bởi một vương quốc hùng mạnh.


Tâm điểm của di tích Đại Zimbabwe là một tòa thành lớn hình bầu dục. Công trình được xây bằng những phiến đá xẻ nhỏ với kỷ thuật rất cao, không cần đến bất cứ chất kết dính nào. Tường thành ngắt quãng bởi 3 cánh cổng.


Bên trong thành là một quần thể kiến trúc phong phú với những bức tường bao, dấu tích nhà ở, cung điện, bia đá, hầm ngầm, giếng nước, đặc biệt là những tháp đá cao hình nón đặc ruột mà cho đến nay người ta vẫn chưa giải mã được ý nghĩa.


Từ khi được phát hiện, nhiều huyền thoại đã được người châu Âu bao phủ lên di tích Đại Zimbabwe.


Họ cho rằng, Đại Zimbabwe chính là khu đất có mỏ vàng của Quốc vương Salomon được nhắc tới trong Thánh kinh cựu ước. Tường bảo vệ thành ở nơi đây được xây dựng mô phỏng theo kiểu mà Vua Salomon xây dựng cung điện trên núi Molia.


Huyền thoại này đã dẫn đến thảm họa cho di tích độc nhất vô nhị châu Phi này.


Một cơn sốt tìm vàng của người châu Âu đã bùng nổ tại Đại Zimbabwe. Họ đã thuê dân địa phương cùng những phương tiện cơ giới tiên tiến, tiến hành đào bới toàn bộ khu di tích với độ sâu tới 3m.


Dù không thấy vàng, người châu Âu đã làm phát lộ rất nhiều hiện vậy quý giá, gồm cả các văn tự cổ của nền văn minh đã xây nên Đại Zimbabwe. Tất cả đều đã bị thất thoát ra thị trường trước khi các nhà khoa học có thể tiến hành nghiên cứu. Những cuộc khai quật chính thức sau này tiếp tục phát lộ một lượng lớn hiện vật gồm vũ khí, công cụ lao động và một ít đồ trang sức được chế tác rất tinh xảo và đẹp. Một số trong đó được đưa đến từ Trung Quốc, Ả Rập, Ba Tư và cả từ Ấn Độ xa xưa.


Điều này cho thấy Đại Zimbabwe từng có sự trao đổi về văn hóa, mậu dịch với châu Á từ thời cổ xưa với tư cách một trung tâm thương mại phía Nam châu Phi. Đến thế kỷ 15, Great Zimbabwe dường như đã suy tàn. Những lý do thực sự dẫn đến điều này vẫn còn là một bí ẩn.  Người ta tin rằng hạn hán và chăn thả gia súc quá mức đã dẫn đến sự cạn kiệt tài nguyên đất ở Great Zimbabwe. Theo ước tính của các nhà nghiên cứu, khoảng 30.000 người đã từng sống trên vùng đất của Great Zimbabwe và các khu vực lân cận. Sự sụt giảm năng suất từ đất đai đã dẫn đến nạn đói và khiến người dân Great Zimbabwe không thể tiếp tục sinh sống ở đây.


Cho đến này, chủ nhân vương quốc Đại Zimbabwe là ai, vì sao vương quốc này lại suy tàn vẫn là một ẩn số không lời giải đối với các nhà nghiên cứu lịch sử.

Ngày nay, nhiều người tin Đại Zimbabwe là công trình xây dựng của người Gokomere bản địa. Đây là bộ lạc đã sống quanh Đại Zimbabwe từ thế kỷ IV, rất giỏi chế tác đồ gốm và thích tạo tác nghệ thuật với đá.

Chưa hết, người Gokomere còn thành thạo buôn bán. Họ đã xây dựng được mạng lưới thương mại rộng lớn, trải dài đến tận bờ biển Mozambique và từng trao đổi hàng hóa với các thương thuyền của người Trung Quốc, Ả Rập...

Vào thời kỳ cực thịnh, Đại Zimbabwe có thể là trung tâm thương mại lớn, kinh doanh gần như tất cả các loại hàng hóa có trên thế giới lúc này. Chính vì vậy mà trong các hiện vật được tìm thấy ở nó mới có cả những món đồ thuộc về nền văn hóa Trung Đông, châu Á…

Nửa cuối thế kỷ XV, trung tâm mạng lưới buôn bán của người Gokomere rời dần xuống phía Bắc. Rất có thể, đây chính là nguyên nhân khiến Đại Zimbabwe bị bỏ hoang. Thiếu bàn tay của con người chăm sóc, các công trình nhà cửa bằng bùn đất sụp đổ, lâu ngày hóa thành đất vụn, chỉ còn lại những công trình bằng đá.


Tường bao của Đại Zimbabwe vẫn còn rất vững chãi dù không hề có vôi vữa. (Ảnh: Sacredsites.com).

Một số người khác thì cho rằng, Đại Zimbabwe là trạm buôn bán của người Bồ Đào Nha hoặc người Phoenicia. Họ xây dựng nó để làm chỗ tạm nghỉ chân và trao đổi, mua bán hàng hóa, khi không dùng đến nữa thì bỏ mặc nên công trình này mới trở thành phế tích.

Tuy chỉ còn là tàn tích, Đại Zimbabwe vẫn đóng vai trò quan trọng là biểu tượng của nền văn minh châu Phi. Năm 1986, UNESCO công nhận nó là Di sản Thế giới với tư cách “công trình kiến trúc bằng đá thời Trung cổ lớn nhất ở châu Phi cận Sahara”. Vì tất cả những kết luận về thành cổ bằng đá kỳ vĩ này đều chỉ dựa trên lập luận nên, đối với các nhà khảo cổ tương lai, đây vẫn còn là thách thức thú vị chờ họ tìm ra câu trả lời.

Cập nhật: 31/07/2024 Tổng Hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video