Bí ẩn những cái lỗ gây bực bội trên áo thun - tại sao cứ mặc vài lần là xuất hiện?

Bất kể áo vài chục ngàn ngoài chợ hay vài triệu trong shop, thì sau cùng kết quả vẫn là những cái lỗ đáng ghét kinh khủng này. Chỉ cần chúng xuất hiện là những cái áo của bạn sẽ không còn cơ hội xuất hiện ngoài đường nữa.

Ai mà chẳng vài ba cái áo thun "must-have item" trong tủ đồ đúng không? Ấy nhưng mà các fan lâu năm của áo thun chắc hẳn rất nhiều lần phải chứng kiến một hiện tượng cực kỳ khó chịu.

Hiện tượng gì à? Để tả ngắn gọn, nó chính là bức hình dưới đây.


Chiếc lỗ này xuất hiện là những cái áo của bạn sẽ không còn cơ hội xuất hiện ngoài đường.

Đúng rồi đấy! Chính là mấy cái lỗ không biết từ đâu ra mà ai cũng từng gặp phải.

Những cái lỗ bé tí xíu thôi, nhưng có mặt nó ở đó thì đồng nghĩa với việc chiếc áo của bạn không bao giờ có cơ hội được mặc ra ngoài được. Và chúng cũng xuất hiện bất kể chiếc áo của bạn là hàng chợ vài chục ngàn, hay vài triệu thửa được trong brand lớn.

Nhưng tại sao chúng lại xuất hiện? Những ai nhà có nuôi mèo có thể dễ dàng đổ lỗi cho cái thói mài móng của chúng. Có điều, áo của người không nuôi mèo cũng vẫn sẽ có cái lỗ này thôi.


Áo của bạn là hàng chợ vài chục ngàn, hay vài triệu thửa được trong các hãng lớn đều có thể xuất hiện những chiếc lỗ này.

Vậy thì tại cái gì? Rốt cục thì nhờ khoa học, chúng ta cũng biết được lý do, dù nghe có phần nhàm chán một chút. Không phải gián hay chuột cắn, cũng không phải vì bạn giặt giũ quá đà. Lý do thực sự gây ức chế hơn nhiều.

Đáp án là lực ma sát!

Hầu hết những cái lỗ như vậy đều xuất hiện ở vạt dưới đằng trước đúng không? Nguyên nhân có thể là do chiếc áo của bạn đã cọ xát liên tục vào khuy quần, hoặc móc thắt lưng. Ngoài ra, đó cũng là phần chúng ta hay tựa vào bàn khi đứng - chẳng hạn lúc lấy nước, pha trà chẳng hạn.

Những lần cọ xát ấy rất nhẹ nhàng thôi, chẳng để lại bất kỳ dấu vết gì. Nhưng lâu dần, lực ma sát tích tụ đã làm sợi vải bị bung ra, hình thành những cái lỗ khiến ai cũng bực bội.

Đây là điều đã được nhiều chuyên gia trong ngành chứng thực. Bayard Winthrop (CEO của hãng thời trang American Giant) mới đây đã chính thức xác nhận phần dưới của chiếc áo chính là nơi dễ hư hỏng nhất.

"Sợi vải ở khu vực này thường xuyên phải cọ xát với những bề mặt cứng - như thắt lưng, quần jeans, cạnh bàn... Lực ma sát tích tụ sẽ khiến sợi vải hư hao".

Cũng theo Winthrop, khu vực quanh vai cũng rất dễ xuất hiện những cái lỗ như vậy. Nguyên nhân vẫn là vì lực ma sát, vì bạn thường xuyên đeo túi xách ở khu vực ấy.


Khu vực quanh vai cũng rất dễ xuất hiện những cái lỗ như vậy.

Nhưng lý do quan trọng nhất là...

Theo Winthrop tiết lộ, lý do quan trọng nữa khiến chiếc áo dễ xuất hiện lỗ thủng còn nằm ở chất lượng sợi vải. Dù quả thực chiếc áo có đắt tiền đến đâu cũng không thoát khỏi những cái lỗ ấy, nhưng thời gian chúng xuất hiện cũng sẽ lâu hơn.

"Đa phần lý do là vì bản thân chất lượng sợi vải. Nhiều hãng muốn cắt giảm chi phí đến mức càng rẻ càng tốt, dẫn đến chuyện sợi vải kém bền hơn" - Winthrop cho biết.

"Nhiều người thường thích chọn áo thun rẻ tiền, vì nghĩ nếu chúng hỏng chỉ cần vứt đi là xong. Nhưng nếu bạn cứ phải liên tục mua mới, thì rõ ràng đâu có tiết kiệm lắm đâu?"

Theo Winthrop, mấu chốt thực chất không nằm ở giá tiền, mà bạn cần phải xem chất liệu vải của chiếc áo như thế nào.

"Các loại vải cotton sợi dài sẽ tốt hơn. Một số loại cotton chất lượng cao còn có tên riêng - như Pima và Egyptian chẳng hạn".

Tóm lại, bạn có thể chọn quần áo phù hợp với túi tiền, nhưng cần phải để ý đến chất lượng của chiếc áo nữa. Nếu để chuyện đeo thắt lưng thôi cũng khiến áo xuất hiện lỗ thủng thì quả thực không hay lắm đâu.

Cập nhật: 03/08/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video