Bí ẩn sau bức ảnh "sông Nile đỏ máu"

Một bức ảnh chụp dòng sông Nile của Ai Cập đỏ rực như máu mới đây khiến dư luận xôn xao lo sợ, phải chăng đây chính là "Đại dịch đầu tiên" mà Kinh thánh cảnh báo.

Bức ảnh do ESA công bố, được chụp từ vệ tinh Sentinel-3A cho thấy màu sắc cực kỳ bất thường của dòng sông. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã nhanh chóng lên tiếng trấn an dư luận.

Trên thực tế, vệ tinh Sentinel-3A được phóng lên quỹ đạo để đo đạc và giám sát các đại dương, đất liền, núi băng cũng như khí quyển của trái đất. Thiết bị sẽ quét (scan) toàn bộ trái đất chỉ trong một ngày và cập nhật hình ảnh, gửi về trung tâm dữ liệu theo đơn vị giờ. Nó sẽ kết hợp dữ liệu màu sắc và bức xạ nhiệt để lập bản đồ đặc điểm môi trường của các khu vực.


Bức ảnh chụp từ vệ tinh Sentinel-3A cho thấy dòng sông Nile "đỏ như máu".

Màu sắc trong ảnh sẽ ám chỉ sự hiện diện của thực vật, cây cỏ dọc theo dòng sông Nile khi nó chảy cắt qua những vùng sa mạc khô cằn.

Được chụp lại vào hôm 3/3 vừa qua, bức ảnh hiển thị sông Nile và vùng châu thổ của nó, cùng với sa mạc đông bắc Phi và một phần khu vực Trung Đông. Thủ đô Cairo của Ai cập có thể nhìn thấy ở vị trí trung tâm bức ảnh, với Hồng Hải nằm ở phía đông. Ngoài ra, vệ tinh Sentinel-3A cũng chụp lại hình ảnh đảo Síp ở phía bắc Địa Trung Hải.

"Sử dụng các thiết bị tối tân và tinh vi, Sentinel-3A sẽ phát hiện nguồn năng lượng trên mặt đất thông qua 9 dải băng tần, bao gồm cả hồng ngoại", Daily Mail cho hay. Các dữ liệu mà vệ tinh thu thập được sẽ giúp các nhà khoa học hiểu hơn về trạng thái của thảm thực vật trên khắp thế giới. Ngoài ra, nó cũng giúp người ta quan sát được hiện trạng sử dụng đất đai, mực nước và đời sống tự nhiên trên phạm vi toàn cầu.

Bức ảnh chụp "sông Nile đỏ máu" nằm trong mẻ ảnh đầu tiên mà vệ tinh này gửi về trung tâm điều khiển, sau khi nó được phóng lên quỹ đạo vào ngày 16/2 và là con mắt thứ 3 trong số hơn một chục vệ tinh quan sát của chương trình Copernicus. Cơ quan Không gian châu Âu (ESA) gọi đây là hệ thống quan trắc tối tân nhất từng được phóng lên quỹ đạo.

Những đôi mắt này không chỉ chụp ảnh các đại dương hay đồi núi trên thế giới, mà nó còn cho phép giới khoa học theo dõi, giám sát từng khu vực theo thời gian thực. Những dữ kiện thu thập được có thể phục vụ nhiều ứng dụng khác nhau, từ đo đạc hoạt động sinh học biển cho đến phân tích "sức khỏe" của thảm thực vật, đại diện ESA cho biết. Khả năng quét diện rộng, tốc độ cao chính là đặc trưng ấn tượng nhất của hệ thống này.

Theo Kinh Thánh, Ai Cập sẽ phải chứng chịu 10 đại dịch, mà đại dịch đầu tiên sẽ biến toàn bộ nước trên đất nước này, bao gồm cả dòng sông Nile, thành máu đỏ, giết chết toàn bộ cá và khiến cho đất đai bốc mùi tanh tưởi. Các đại dịch sau sẽ khiến cho đất đai Ai Cập bị nhấn chìm trong ếch, bọ và thú dữ. Sau đó, một loại bệnh nguy hiểm sẽ giết chết toàn bộ gia súc...
Cập nhật: 06/04/2016 Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video