Bí ấn “Thung lũng chết” ở Mỹ

Điều khó lý giải nhất ở "Thung lũng chết" đó là sự những dấu vết di chuyển tự do của những hòn đá.

>>> Bí ẩn đá tự dịch chuyển trên Thung lũng Chết

Ở “Thung lũng chết” hầu như quanh năm không có một giọt mưa và có tới 6 tuần trong năm nhiệt độ lên tới trên 40 độ C. Mỗi khi có mưa xuống, những nơi nóng rực sẽ có những lớp bùn đỏ trôi ra trông như núi lửa phun trào. Vì thế, nơi đây còn có tên gọi là “miệng núi lửa chết”.

Cái tên “Thung lũng chết” được sử dụng cách đây 150 năm. Mùa đông năm 1849, một nhóm đi tìm vàng đã đi ngang qua thung lũng này. Do không chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt ở đây nên họ chỉ còn là những đống xương trắng bị chôn vùi trong biển cát mênh mông. Một số ít người sau khi vượt ra được nơi này đã reo lên rằng “tạm biệt thung lũng chết” và cái tên “Thung lũng chết” ra đời từ đó.

Tuy nhiên, điều khó lý giải nhất ở "Thung lũng chết" đó là sự những dấu vết di chuyển tự do của những hòn đá. Nhà khoa học NASA Brian Jackson đã cho rằng, điều bí ẩn này khiến người ta liên tưởng tới nơi đây giống như một hành tinh khác.

Cứ hơn một tháng, những hòn đá này lại di chuyển được khoảng 100 m. Không ai lý giải được tại sao những hòn đá này lại có thể di chuyển được.

Sau những trận bão lớn, nước thường tập trung trên bề mặt những hòn đá kỳ lạ này. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đủ để giải thích cho sự di chuyển bí ẩn của chúng.Đường di chuyển của những hòn đá này không theo một quy tắc nào.

Vài tuần trước, một đoàn thám hiểm gồm 17 nhà khoa học và sinh viên dưới sự hướng dẫn của nhân viên NASA đã tới đây để nghiên cứu.

Mưa chưa ngớt được bao lâu, mặt đất đã nhanh chóng khô ráo và nứt nẻ.

Những hòn đá rải rác trên sa mạc đều là những hòn đá bình thường chứ không có điểm gì đặc biệt vì chúng đều là những hòn đá rơi từ trên núi xuống.

Các nhà nghiên cứu hệ thống vệ tinh GPS để nghiên cứu quỹ đạo của những hòn đá. Ngoài ra, họ còn phân tích cả thổ nhưỡng vùng này.Sau mười năm nghiên cứu, các nhà khoa học vẫn không thu được kết quả gì. Họ lại phải đưa ra những giả thiết mới.

Mùa đông năm ngoái, một nhân viên NASA đã đặt thiết bị cảm ứng xuống một cái hố ở dưới những hòn đá. Kết quả thu được cho thấy, vào tháng 3 ở đây có hiện tượng đóng băng.

Và liệu những tảng băng đã làm di chuyển những hòn đá hay không vẫn là một câu hỏi lớn chưa lời giải.

Theo Xinhuanet, VNN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video