Bi kịch nghiệt ngã đằng sau bộ xương bị xiềng xích thời La Mã cổ đại

Các nhà khảo cổ chắc chắn rằng, bộ xương bị xiềng xích là của một nô lệ thời La Mã nhưng không chắc vì sao anh ta lại bị chôn trong tình huống này.

Khi công nhân ở Rutland, Anh dọn đất để xây nhà kính, họ vô tình có một phát hiện gây sốc - một bộ xương bị xiềng xích. Sau khi khai quật bộ xương, các công nhân đã gọi điện báo cảnh sát Leicestershire. Cảnh sát đã sử dụng phương pháp xác định niên đại bằng carbon phóng xạ và xác định được rằng, hài cốt được chôn từ năm 226 và 427 sau Công nguyên.


Bộ xương bị xiềng xích được tìm thấy một cách tình cờ.

Như vậy, bộ xương hóa ra đã hơn 1.000 năm tuổi và các nhà khảo cổ học gọi khám phá này là "một sự tuyệt vọng nghiệt ngã". Họ nói rằng bộ xương bị xiềng xích là một ví dụ hiếm hoi về chế độ nô lệ ở Anh thời La Mã.

Có vẻ như người đàn ông đã chết trong độ tuổi từ 26 đến 35 tuổi, bị vứt xác phi tang xuống mương, trên người vẫn còn đeo xiềng xích bằng sắt.

Ngoài những chiếc còng sắt quanh mắt cá chân của bộ xương, các nhà khảo cổ còn nhận thấy tư thế chết bất thường của người đàn ông trong mương. Nạn nhân nằm nghiêng sang bên phải, cách nghĩa trang hợp pháp chỉ khoảng 60m.

"Chúng tôi cho rằng hài cốt nằm bên ngoài một nghĩa trang La Mã gần đó, và có vẻ như thi thể đã bị vứt xuống một con mương khi vẫn đang bị còng thể hiện sự đối xử ngược đãi nạn nhân", chuyên gia tìm kiếm Michael Marshall giải thích.


Chiếc còng sắt còng chân bộ xương.

Các nhà khảo cổ học phân tích hài cốt khẳng định họ sẽ không bao giờ biết được danh tính của bộ hài cốt nhưng chắc chắn rằng anh ta là một nô lệ - và rất có thể bị ngược đãi.

“Còng một ai đó như thế này có lẽ là một dấu hiệu cho thấy họ là nô lệ. Không chỉ vậy, anh ta còn là một nô lệ bị ngược đãi vì không phải tất cả nô lệ đều phải sống cuộc sống trong xiềng xích. Đây dường như là một hình thức trừng phạt, phản ánh mối quan hệ không tốt giữa nô lệ với chủ nhân của anh ta", ông Marshall nói thêm.

Theo Marshall, xiềng xích thời La Mã cổ đại vừa là “hình thức giam cầm vừa là một phương pháp trừng phạt”. Ông cũng lưu ý rằng, xiềng xích cũng phản ánh sự khó chịu, đau đớn và bị kỳ thị.

Không nghi ngờ gì về việc chế độ nô lệ tồn tại dưới thời đế chế La Mã. Nhưng các nhà khảo cổ học  phát hiện được rất ít bằng chứng vật lý về điều này.

Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy rất ít bộ xương thời La Mã bị chôn vùi trong xiềng xích. Nếu một bộ xương được tìm thấy vẫn bị còng hoặc trói, thường là do một thiên tai bất ngờ.

Nhưng đó không phải là trường hợp của bộ xương này. Vì một lý do nào đó, anh ta đã bị chôn vùi một cách có chủ đích trong tình trạng vẫn đang bị xiềng xích.

Ông Marshall lưu ý rằng những niềm tin mê tín của người La Mã có thể giúp giải đáp bí ẩn về lý do tại sao người đàn ông bị chôn trong xiềng xích. Theo đó, nếu anh ta bị ngược đãi trong kiếp nô lệ, những người chủ của anh ta có thể sợ anh ta sẽ quay lại ám họ sau khi chết.

Một số người La Mã tin rằng, những chiếc còng sắt có thể ngăn chặn hồn ma đi lại. "Họ có thể lo lắng phải lĩnh hậu quả cho hành động của họ và có lẽ nghĩ rằng, chôn nô lệ bị còng chân là một cách để tránh hậu quả đó", ông Marshall suy đoán.

Các nhà khảo cổ xem phát hiện về bộ xương bị xiềng xích là cơ hội vô giá để hiểu rõ hơn về chế độ nô lệ ở Anh thời La Mã.

Đồng nghiệp của Marshall, nhà khảo cổ học Chris Chinnock nhấn mạnh rằng khám phá này thật nghiệt ngã nhưng có ý nghĩa quan trọng. Bộ xương bị xiềng xích “buộc chúng ta phải hỏi những câu hỏi mà thông thường chúng ta sẽ không hỏi”.

Cập nhật: 09/06/2021 Theo Dân Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video