Bí kíp chống nóng ngày hè giúp trẻ tránh bệnh

Theo bác sĩ Trần Văn Học, Bệnh viện Nhi Trung ương, mấy ngày gần đây, mặc dù số lượng bệnh nhi nhập viện và đến khám không đông (do bệnh viện vẫn kiểm soát lượng bệnh nhân đến để hạn chế lây lan sởi) nhưng rõ ràng, thời tiết nắng nóng bất thường là một trong những yếu tố bất lợi, dễ khiến trẻ đổ bệnh.

Theo bác sĩ, hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên khó chống đỡ trước các tác nhân bất lợi và kịp thích ứng khi môi trường, thời tiết thay đổi. Nắng nóng tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn lên men, virus phát triển, thức ăn dễ ôi thiu gây cho trẻ các bệnh về tiêu hóa, tay chân miệng... Ở một số vùng dân trí thấp, nhiều người vẫn giữ thói quen ủ ấm, quấn chặt cho trẻ sơ sinh, kể cả khi trời nóng bức, dễ khiến trẻ quá nóng nực mà sinh bệnh, sốt.


Nên hạn chế cho trẻ ra ngoài trời trong khoảng từ 10h sáng tới 15h chiều. (Ảnh: Uyên Uyên).

Bác sĩ Học cho hay, để chống nóng và phòng bệnh cho trẻ trong mùa này, cần chú ý những điều sau:

  • Cho bé mặc thoáng mát: Chọn quần áo chất liệu tốt, có khả năng thấm hút mồ hôi. Mặc cho trẻ phù hợp với nhiệt độ môi trường. Trong một ngày, có thể trưa và chiều nóng nhưng buổi đêm về sáng vẫn hơi lạnh nên cha mẹ cần chú ý tắt quạt hoặc đắp thêm chăn mỏng hay khăn cho trẻ. Ở trẻ sơ sinh, quấn, ủ quá nhiều có thể khiến bé quá nóng, khó chịu, quấy khóc, thậm chí ngứa ngáy, mệt, sốt.
  • Hạn chế gió lùa thẳng vào trẻ. Dù sử dụng điều hòa hay quạt làm mát, cha mẹ không nên cho trẻ nằm ở nơi có luồng gió trực tiếp.

Nếu dùng điều hòa, nên để ở nhiệt độ vừa phải, khoảng 28-29 độ với trẻ 1-2 tháng tuổi, 30 độ với trẻ đẻ non, 26-27 độ với trẻ 3-4 tháng trở lên. Không để trẻ đột ngột vừa ở trong điều hòa lạnh ra ngoài trời nắng nóng.

Khi dùng quạt, tránh để luồng gió xối thẳng vào mặt trẻ. Có thể hướng quạt vào tường, phía chân của bé khi ngủ, để hơi mát lan tỏa ra xung quanh.

  • Cho trẻ uống đủ nước và đảm bảo chế độ ăn giàu dinh dưỡng. Trẻ hay chạy nhảy nhiều, dễ mệt, mất nước nhưng lại thường vì mải chơi mà quên uống. Người chăm sóc cần thường xuyên cho trẻ uống nước để vừa giảm nóng, vừa bù lượng nước bị mất do tiết mồ hôi. Không nên cho trẻ uống nước đá, nước lạnh. Cần cung cấp cho bé chế độ dinh dưỡng đa dạng, các thực phẩm dễ ăn, dễ tiêu để đảm bảo sức khỏe, tăng cường miễn dịch.
  • Không để trẻ chơi ngoài trời khi nắng nóng. Hạn chế ra ngoài trời từ 10h sáng tới 15h chiều, thời điểm nắng nóng nhất trong ngày.
  • Không tắm ngay khi trẻ đang đầm đìa mồ hôi hay vừa vận động mạnh, vì việc thay đổi thân nhiệt đột ngột có thể khiến trẻ bị cảm lạnh, viêm họng.
Cập nhật: 05/06/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video