Nhân viên rada nhìn thấy trên màn hình dấu của máy bay và dấu của vật thể không xác định từ từ hoà nhập thành một. Hai tháng sau, chiếc máy bay gần như không bị hư hỏng gì đang nằm dưới đáy biển Bắc được phát hiện...
Bí mật chưa giải mã
Mùa thu 2006, Adam Himenes, đại diện của “Great lakes Dive company” (Hãng lặn vùng Hồ lớn) - đang thực hiện thiết kế xây dựng các hồ chứa nước trên biên giới Mỹ và Canada, đã chuyển cho các phóng viên bức ảnh của chiếc máy bay tiêm kích nằm dưới đáy hồ.
Theo lời ông, máy bay đã được phát hiện từ năm 2005 nhưng hãng này chưa đưa ra thông báo vì muốn chắc chắn rằng, đó chính là chiếc tiêm kích F-89C huyền thoại đã biến mất từ nửa thế kỷ trước đây...
Hình ảnh F-89C lao xuống hồ lớn (Ảnh: uforth.com)
... Chiều ngày 23/11/1953, rada của lực lượng phòng không Mỹ đã bắt được mục tiêu lạ đang chuyển động với vận tốc gần 800 km/giờ phía trên hồ Superior - hồ chia cắt Mỹ và Canada.
Chiếc tiêm kích có thể bay trong mọi thời tiết F-89C, do trung úy Felix Moncla điều khiển, đã cất cánh từ căn cứ không quân Kinross ở bang Michigan để chặn bắt mục tiêu này. Ngay lập tức, một số trạm rada mặt đất cùng theo dõi cuộc rượt đuổi trên.
Một trong số nhân viên phục vụ ở trạm rada Batl- Kric, bang Michigan kể lại: Lúc đầu, phi công thông báo không nhìn thấy mục tiêu. Nhưng, trên màn hình rada lại thấy rõ dấu của một vật thể lạ. Khi tiếp cận gần hơn, phi công thông báo: “Đã nhìn thấy mục tiêu, tôi muốn tiếp cận gần hơn”.
Lời nói của phi công này bị tạp âm át đi. Cứ mỗi lúc Moncla định nói gì đó, tiếng của anh lại trở nên líu nhíu, khó nghe hơn. Chỉ khi phi công chuyển lời về mặt đất thì tạp âm mới xuất hiện. Khi dấu máy bay hoà nhập với dấu của vật thể, rồi sau đó trở lại tĩnh lặng. Phải chăng tiếng ồn đó là những lời nói sau cùng của viên phi công?.
Cố xác định xem máy bay tiêm kích có tiếp cận quá gần với mục tiêu đến nỗi dấu vết của chúng hoà nhập thành một hay không, nhân viên rada đã kiểm tra các chỉ số của hệ thống “ta- địch”. Hệ thống trên máy bay của Moncla không phản ứng lại các câu hỏi từ mặt đất. Sau đó, dấu này bay về phía đông - bắc và vượt ra ngoài phạm vi hoạt động của rada. Các trạm rada khác cùng theo dõi cũng cho biết như vậy.
Sau này, các máy bay tiêm kích do Hovard Nordec và Wiliam Mingenbakh lái, đã xuất kích từ căn cứ không quân Kinross để tìm kiếm xác chiếc máy bay này. Sau khi lượn vài vòng trên hồ, họ bay trở về. Đột nhiên Mingenbakh nghe thấy trong tai nghe giọng nói của Felix Moncla!
40 phút sau, khi trên màn hình rada mặt đất chỉ còn lại dấu của vật thể bay không xác định. Dấu về của hai chiếc máy bay có nhiệm vụ đi tìm kiếm cũng biến mất. Khi đó, những tiếng nói tương tự lại tiếp tục vang lên.
Trong báo cáo được giải mật của Mingenbakh có nói nhận ra giọng nói này, nhưng họ chỉ nghe được phần giữa của câu rồi liên lạc bị đứt quãng. Bởi vậy không hiểu được ý nghĩa của thông điệp. Trung uý Mingenbakh rất quen biết với trung uý Felix Moncla nên hoàn toàn có thể tin được báo cáo của anh.
Trung úy Felix Moncla. (Ảnh: ufoevidence.org)
Giới quân sự đã cố che dấu sự thật về vụ việc này. Ngày hôm sau, sĩ quan thông tin thông báo rằng vật thể bay không xác định chính là chiếc máy bay C-47 của không quân Canada, và phi hành đoàn của Moncla, sau khi nhận ra vật thể bay, đã bị tai nạn “bởi những nguyên nhân không rõ ràng” khi bay trở về căn cứ. Nhưng, chính phủ Canada đã khẳng định họ không là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn.
Quả thật, lúc đó máy bay C- 47 có bay trên hồ, nhưng phi công của nó không nhìn thấy máy bay của Mỹ dù thời tiết khi đó rất đẹp. Thậm chí anh ta cũng không nghe thấy tiếng nói của Pheliks, người đã hỏi qua radio: Ai đang bay trên không trung? Jerald Phosberg, viên phi công lái chiếc máy bay C- 47, đã xác nhận rằng, nhân viên không lưu có hỏi anh ta nhìn thấy máy bay của Mỹ hay không?
Nhưng, đó là sau khi dấu vết chiếc máy bay tiêm kích đã biến mất khỏi màn hình của anh. Anh ta tin chắc mình không thể bay chệch hướng ra khỏi lãnh thổ Mỹ .
Điều đáng quan tâm rằng, tấm bản đồ vẽ đường bay của những chiếc máy bay đã bị rút ra khỏi hồ sơ của không quân Mỹ. Và cũng không rõ những đường bay này có cắt nhau hay không. Sau khi lực lượng không quân Mỹ và Bộ quốc phòng Canada giải mật hồ sơ vụ này, việc điều tra không tiến triển thêm được một bước nào.
Và thật tình cờ, những chuyên gia của “Hãng lặn vùng hồ lớn” đã phát hiện được "di hài" của chiếc máy bay trong khi tiến hành công việc bình thường ở đáy hồ.
Những bức ảnh nhận được là nhờ bộ định vị bằng sóng âm “Sark-2” mới nhất. Các kỹ sư của hãng đã đưa ra kết luận: máy bay gần như không bị hư hỏng, chỉ có 1 cánh và đuôi máy bay bị gãy. Cho dù khi va chạm trên không hay rơi xuống nước, thường thì các máy bay tiêm kích phản lực bị vỡ tan thành những mảnh vụn. Mọi người đều có cảm giác rằng, chiếc tiêm kích dường như đã được đặt cẩn thận trên mặt nước và bị chìm. Thả que thăm có gắn camera xuống đáy hồ, Adam và các đồng nghiệp có thể đọc được số hiệu trên đuôi chiếc tiêm kích. Đây chính là chiếc máy bay của Felix Moncla.
Himenes kể: “Khi cố tìm chiếc cánh máy bay bị gãy, chúng tôi bắt đầu rà soát vùng đáy gần chỗ máy bay. Cách thân máy bay gần 70 mét chúng tôi thấy có vật thể gì đó hính tròn hay hình bầu dục ăn sâu xuống đáy. Không thể xem xét được cụ thể hơn, một nhân viên sực nhớ rằng F-89C có thể mang tên lửa loại Genie với đầu đạn hạt nhân.
Dù mãi sau này, biến thể của F-89 mới có trang bị hạt nhân, chúng tôi vẫn quyết định kiểm tra giả thuyết này. Nhưng, khi thả ống đếm Geiger xuống đó, chúng tôi không phát hiện được nồng độ phóng xạ”.
Que thăm có gắn camera có thể xem xét được rộng hơn. Xét theo ánh sáng hắt ra thì vật thể này có thể bằng kim loại. Dưới đáy hồ, phía sau nó là một rãnh kéo dài, tựa như vật này đã bị đâm xuống cát với tốc độ lớn.
“Có thể, những gì mà chúng tôi nhìn thấy không lớn hơn đỉnh núi băng trôi, và phần chủ yếu của nó lại bị vùi lấp dưới cát”. Ở một phía của vật có vết khía giống như bị cánh máy bay đập vào.
Tấm biển tưởng niệm Moncla có viết rằng anh đã bị mất tích ngày 23/11/1953 khi truy đuổi vật thể bay không xác định trên biên giới Canada.
Có thể vật thể này va chạm với máy bay ở trên không, cắt rời cánh của nó và rơi cách nó không xa hay không? Adam đã bác bỏ giả thuyết này bởi cho rằng, khi va chạm trên không và đập xuống nước máy bay sẽ bị hư hỏng nghiêm trọng. Có lẽ vật thể này chỉ tình cờ nằm ở gần đó ở dưới đáy?
Các nhà nghiên cứu không thể nhìn vào bên trong máy bay và xem có xác chết ở trong đó không, bởi nắp ca bin đã bị đóng. Rà soát 10 dặm vuông xung quanh điểm xảy ra tai nạn và 28 lần qua lại phía trên máy bay, họ đã không thể tìm ra được chiếc cánh đã bị mất và phần đuôi máy bay.
Himenes và các đồng nghiệp của ông chuẩn bị trở lại nơi xảy ra tai nạn cùng các phóng viên và tiếp tục nghiên cứu, nhưng chính phủ Canada đã can thiệp vào công việc của họ.
Phía Canada đòi phải đưa ra toạ độ chính xác của máy bay và các nhà nghiên cứu chỉ được tiến hành dưới sự giám sát của các tàu bảo vệ bờ biển hoặc đại diện chính quyền trên tàu. Chẳng bao lâu sau, “Hãng lặn vùng Hồ lớn” bị tước giấy phép tiến hành các công việc dưới nước.
Trường hợp xảy ra đêm mùng 8/9/1970, khi chiếc máy bay quân sự bị mất tích trên bầu trời nước Anh, có thể sẽ giúp làm sáng tỏ bí mật “cái chết” của chiếc tiêm kích F-89C.
Không lâu trước khi chiếc máy bay quân sự bị mất tích, nhân viên rada ở Stacxon - Wolde đã nhận được thông điệp kỳ lạ của phi công lái chiếc máy bay này- đại uý Sheffner: “Tôi đã nhìn thấy vật thể không xác định nào đó, không rõ đường nét, có màu lam nhạt… Nó sáng rực rỡ… Tôi đang ở gần nó. Có thể nó cách tôi khoảng 600 fut (đơn vị đo chiều dài, 1 fut bằng 30,5 cm).
Nó có hình nón, sáng chói. Có thể loá cả mắt nếu nhìn vào nó chỉ hai giây thôi… Ôi, chờ chút…còn gì đó nữa ở đây? Vật này giống như quả bóng đá lớn được làm bằng thuỷ tinh… Có thể, có mối quan hệ nào đó giữa hình nón với vật này. Ở đó có màn sương màu vàng… Một giây… Nó đổi hướng. Nhằm thẳng vào tôi. Tôi đang tránh…Tôi có thể…”.
Liên lạc bị cắt đứt. Đúng vào tích tắc đó, nhân viên rada nhìn thấy trên màn hình dấu của máy bay và dấu của vật thể không xác định từ từ hoà nhập thành một.
Hai tháng sau, người ta phát hiện chiếc máy bay gần như không bị hư hỏng gì đang nằm dưới đáy biển Bắc. Nắp ca bin vẫn đóng. Dây đai và ghế vẫn còn bên trong máy bay - nhưng không có dấu vết nào của viên phi công.
Điều đó tạo cảm giác rằng anh ta đã biến mất mà không kịp cởi dây đai. Nhưng trong nước biển lạnh, thi thể của phi công không thể tan biến trong thời gian ngắn như thế.
Những sự ra đi bí ẩn
Năm 1955. Máy bay vận tải của không quân Mỹ với 26 hành khách và các thành viên phi hành đoàn bay gần đến bờ biển nước Mỹ. Nhân viên rada trên mặt đất bỗng phát hiện thấy dấu hiệu một vật thể thứ hai trên màn hình. Vật thể bay không xác định bay với tốc độ lớn đã đột ngột lao vào chiếc máy bay. Hai dấu vết hoà thành một với tốc độ khủng khiếp.
Cuộc tìm kiếm trên mặt nước trong khu vực tai nạn đã không phát hiện được một vết dầu nào, chỉ có chiếc cặp của một vị tướng đi trên máy bay nổi lềnh bềnh.
Năm 1959. Chiếc tiêm kích F-106 của lực lượng không quân Mỹ, xuất kích để đánh chặn vật thể bay không xác định cạnh bờ biển nước Nhật, đã bị mất tích.
Phi công đã thông báo về mặt đất rằng anh nhìn thấy vật thể hình tròn bằng kim loại có ca bin ở phía trên. Anh kêu lên rằng anh đã phóng hai quả tên lửa, khi bay đến vật thể đó và chúng đã nổ tung tựa như va vào vật cản vô hình.
Tiếp đó, phi công lại thông báo vật thể này đã phát ra tia nào đó và đuổi theo máy bay của anh. Các nhân viên rada ở các trạm đã nhìn thấy hai dấu hiệu trên màn hình nhập thành một khối như thế nào, rồi tất cả biến mất. Không hề tìm thấy vết dầu hay mảnh vỡ nào.
Năm 1960. Máy bay F-101 bay trở về căn cứ không quân Edvards, bang California, sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đột nhiên, trên màn hình rada xuất hiện dấu hiệu lạ. Nó hoà vào dấu hiệu của máy bay và biến mất. Trường hợp này kết thúc khá may mắn. Ngay ngày hôm sau, dường như chẳng có chuyện gì xảy ra, chiếc máy bay lại hạ cánh xuống căn cứ.
Theo viên thiếu tá điều khiển chiếc máy bay này, chiếc máy bay tiêm kích cùng với ông đã bị đưa lên khoang của vật thể bay khổng lồ, ở đó họ đã trải qua các nghiên cứu khác nhau.
Năm 1972. Ba chiếc máy bay tiêm kích thực hiện chuyến bay ở gần Klovis, bang New Mexico. Các rada mặt đất đã phát hiện được vật thể bay không xác định, còn phi hành đoàn của chiếc máy bay bay gần đó đã nhìn thấy bằng mắt thường.
Các máy bay tiêm kích đuổi theo vật này. Vật thể lạ tăng tốc đột ngột rồi bay vào một đám mây lớn. Các máy bay tiêm kích bám theo cũng bay vào đó và không thấy bay ra ở phía bên kia đám mây.
Nhân viên rada nhìn thấy 4 dấu hiệu hoà thành một khối. Các phi công quan sát cuộc truy đuổi nhận thấy chỉ có vật thể không xác định bay ra từ phía bên kia đám mây và biến mất. Trên mặt đất, không tìm thấy một mảnh vỡ nào.
Năm 1974. Từ căn cứ không quân Kirtland, bang New Mexico, một chiếc máy bay cất cánh để diễn tập ban đêm. Khi nó đã ở trên không trung, trên màn hình rada xuất hiện một vật thể bay với tốc độ 680 km/giờ.
Vật thể này thay đổi hướng, lao thẳng vào máy bay. Dấu hiệu của máy bay và vật thể hoà vào nhau, sau đó dấu hiệu còn lại lảng ra xa với tốc độ lớn. Và người ta cũng không tìm được mảnh vỡ nào trên mặt đất...