Bí quyết về lớp sơn lấp lánh ở đền cổ Maya

Người Maya đã dùng một loại sơn có chứa mica để đem lại vẻ đẹp lấp lánh dưới ánh mặt trời cho những ngôi đền lộng lẫy của họ. Các nhà khoa học đã phát hiện ra dấu vết của loại khoáng chất lấp lánh này khi phân tích vụn sơn lấy từ ngôi đền Rosalila ở Copán, Hondura.

Ngôi đền được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 6 sau Công nguyên. Ngày nay, nó nằm bên trong một kim tự tháp khổng lồ bao bọc xung quanh.

Theo lời của tác giả chính công trình nghiên cứu, Rosemary Goodall - nghiên cứu sinh tiến sĩ các ngành khoa học vật chất tại ĐH Công nghệ Queensland, lớp phủ bằng sơn lấp lánh có thể là nguyên nhân đem lại cho khu vực thiêng liêng này vẻ ngoài chói sáng của nó.

Ông nói: “Chất mica sẽ đem lại hiệu ứng lấp lánh. Mica ngày nay được sử dụng chủ yếu vì lý do trên – tạo ra lớp sơn cuối phản chiếu ánh sáng.”

Sơn lấp lánh cũng xuất hiện trong những dịp hiếm hơn, có thể trong những buổi lễ hoặc kỷ niệm quan trọng.

Lớp phủ tỏa sáng

Nhóm của Goodall sử dụng kỹ thuật phân tích hồng ngoại để nghiên cứu lớp sơn đỏ, xanh lục và xám trên những lớp phủ vữa xuất hiện trên ngoại thất của ngôi đền được bảo quản khá tốt này. Kỹ thuật “đọc” ra được đặc tính hóa học của từng phân tử trong mẫu sơn.

Goodall giải thích: “Chúng tôi từng không thể phân biệt được những phân tử khác nhau cấu thành nên sơn nhưng với kỹ thuật này tôi có thể thu được hình ảnh bề mặt vật liệu và tách biệt từng phân tử khác nhau trong loại sơn đó. Điều đó cung cấp nhiều thông tin hơn trong khoảng thời gian nhanh hơn.”

Mica dùng trong sơn có thể không thuộc lãnh thổ của Maya, “có vẻ như mica tồn tại ở một vùng hiện nay là Guatemala. Người Maya có lẽ đã phải nhập loại vật liệu này.”

Kết quả phân tích những loại vật liệu như vậy của người Maya đã cung cấp thông tin về kỹ thuật, trao đổi hiểu biết và mạng lưới thương mại. Những thông tin bao gồm làm thế nào những người ở miền nam tiếp xúc với những người ở miền bắc.

Phát hiện của nhóm được đăng tải trên tạp chí Journal of Raman Spectroscopy.

Công trình mô phỏng Đền thiêng Rosalila tại Bảo tàng di tích Maya ở Copán, Honduras. Công trình nghiên cứu mới trên vụn sơn lấy từ lớp phủ ngoại thất ngôi đền phát hiện người Maya dùng mica để ngôi đền lung linh trong nắng. (Ảnh: AP /Esteban Felix)

Chỉ dành cho những dịp đặc biệt?

Cho đến hiện nay, mica chỉ mới được tìm thấy ở đền Rosalila.

Goodall cho biết: “Công trình đó được sử dụng trong vòng 100 năm. Chúng tôi biết điều đó là do người Maya đã ghi lại ngày tháng diễn ra lễ khánh thành và lễ kết thúc. Ngôi đền đã được sơn lại vào khoảng 15 đến 20 lần nhưng mica chỉ xuất hiện theo chu kỳ cứ mỗi lớp thứ 4 hoặc thứ 5 một lần. Nó không có mặt ở tất cả các lớp sơn.

Goodall cũng cho biết thêm, “nếu nó được sử dụng không thường xuyên, khả năng rất lớn là nơi này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Người Maya đánh dấu lịch rất đều đặn, vì vậy bước kế tiếp là khảo sát lớp trong cùng của những lớp sơn để xác định tần suất sử dụng mica. Điều này có ý nghĩa liệu sơn có mica được dùng chỉ để chào mừng kết thúc một giai đoạn hay để đánh dấu những ngày quan trọng.”

Cynthia Robin, nhà nhân chủng học và chuyên viên về nền văn minh Maya tại Đại học Tây Bắc, Illinois cho rằng: “Ý tưởng trên rất thú vị vì người Maya đánh số dựa trên hệ thống 20 vì vậy lịch của họ được chia theo những giai đoạn 20 năm gọi là katun.”

“Thông tin từ các chữ tượng hình cho thấy kết thúc một katun là thời điểm kỷ niệm quan trọng trong cuộc đời nhà vua. Rõ ràng Rosalila là một nơi rất quan trọng đối với hoàng tộc ở Copán.”

Tuệ Minh (Theo National Geographic)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video