Biển ấm lên có thể kéo cá mập đến Nam Cực: Những hậu quả nghiêm trọng tiềm tàng

Đã 40 triêu năm kể từ khi nước biển ở Nam Cực đủ ấm để duy trì sự sống cho cá mập và hầu hết các loài cá, nhưng điều đó có thể lặp lại trong thế kỷ này do hệ quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Theo các nhà khoa học của đại học Rhode Island, nếu điều đó xảy ra, ảnh hưởng lên hệ sinh thái của Nam Cực sẽ rất nghiêm trọng.

Cheryl Wilga và Brad Seibel, giáo sư sinh vật học của URI, đã nghiên cứu sự thích nghi và trao đổi chất của cá mập và các động vật ăn thịt sống ở vùng biển ấm kết luận rằng sự gia tăng dù chỉ vài độ C cũng có thể dẫn dụ một số loài đến với vùng biển Nam Cực.

Wilga cho biết: “Chỉ có một vài loài ăn động vật thân mềm ở Nam Cực. Vì vậy, đáy biển Nam Cực được thống trị bởi các loài không xương sống thân mềm và di chuyển chậm. Điều này cũng đã xảy ra với đại dương cổ đại trước khi các loài ăn động vật giáp xác phát triển”.

Cá mập ngạnh nhám trong bể thí nghiệm. (Ảnh: Anabela Maia)

Bà nhấn mạnh các loài cá mập di chuyển nhiều có mức độ trao đổi chất cao vì chúng phải bơi liên tục để đẩy ôxi vào mang, và chúng sử dụng một lượng lớn năng lượng chỉ để di chuyển. Nước biển băng giá ở Nam Cực có thể làm chậm quá trình trao đổi chất quá mức để chúng có thể tồn tại.

Cá mập đáy – loài cá mập sống ở đáy biển và di chuyển rất ít – có mức độ trao đổi chất thấp hơn và có thể sống trong nước biển từ 7 đến 10 độ C, nhưng hầu hết chúng được tìm thấy ở nơi nhưng nơi nước nông có khí hậu từ ôn hòa đến nhiệt đới. Vì chúng không thể bơi một quãng đường lớn và không sản xuất ra những ấu trùng có khả năng phân tán rộng rãi, rất ít khả năng loài cá mập này có thể tự đến được Nam Cực.

Theo Seibel, cá mập tích lũy trimethylamine ôxit (TMAO) như một chức năng bình thường của cơ thể, và nhu cầu này còn lớn hơn trong điều kiện nhiệt độ thấp và áp suất lớn, như ở những rãnh sâu trong lòng Nam Cực. “Có thể lượng TMAO cần thiết đạt một giới hạn quá lớn ngăn cản cá mập đến với Nam Cực”, ông nói “Rất thú vị là cũng không thể tìm thấy cá mập ở độ sâu hơn 3,000 mét tại Nam Cực và trên toàn cầu”. Nước biển bao quanh bán đảo Nam Cực giữ nguyên ở mức vài độ trên nhiệt độ đóng băng, nhưng trong 50 năm trở lại đây nhiệt độ ở đó đã tăng từ 1 đến 2 độ C, gấp khoảng hai đến ba lần mức độ tăng trung bình của toàn cầu.

Nước biển chỉ cần giữ ở mức trên nhiệt độ đóng băng để cho phép một vài loài cá mập sinh sống được, và với tốc độ hiện nay, điều này có thể xảy ra ngay trong thế kỷ này. Một khi có mặt ở đó, chúng sẽ thay đổi hoàn toàn hệ thống sinh thái của cộng đồng sinh vật đáy biển Nam Cực”.


Cá mập ngạnh nhám  (Ảnh: Elasmodiver.com)

Dù không đồng ý rằng sự có mặt của cá mập và các loài cá có xương ăn giáp xác khác sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài trên diện rộng, Wilga và Seibel cho rằng nó có thể tạo ra sự thay đổi sâu sắc về số lượng và tỷ lệ của các loài. Tôm, một số loài sâu biển và sao biển rất có thể bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Cá băng – loài cá có xương sống duy nhất ở Nam Cực do có hệ thống chống đóng băng – cũng sẽ gặp một mối đe dọa mới”, Wilga nói thêm: “Chúng vốn đã làm thức ăn cho hải cẩu và chim cánh cụt. Thêm cá mập và các loài cá có xương sống khác sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với chúng”.

Cua, một loài ăn thịt khác đã không tồn tại ở vùng biển Nam Cực hàng triệu năm, cũng rất có khả năng quay trở lại. Nước biển băng giá ở Nam Cực làm giảm khả năng đẩy magiê ra khỏi máu của chúng, dẫn tới tình trạng mê man và cái chết. Nhưng sự ấm lên của nước biển đã dẫn dụ một số loài cua di chuyển gần hơn đến Nam Cực. Cuộc nghiên cứu “Những kiềm chế sinh lý đối với các loài ăn thịt ở Nam Cực” đã được trình bày vào ngày 15 tháng 2 ở Boston trong cuộc họp thường niên của Hiệp Hội Hoa Kỳ vì sự tiến bộ trong khoa học.

Một số hình ảnh cá mập.

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video