Biểu hiện và cách điều trị loạn năng thái dương hàm

Triệu chứng của căn bệnh loạn năng thái dương hàm này thường không rõ ràng, thoáng qua, thậm chí có người tự nhiên khỏi, vì thế hầu hết mọi người không mấy quan tâm. Đây là căn bệnh tuy không gây tử vong nhưng nếu phát hiện chậm sẽ rất khó điều trị và gây ra nhưng khó chịu, mệt mỏi cho cơ thể.

Nguyên nhân gây rối loạn thái dương hàm

  • Sự ăn khớp của các răng không tốt, mất răng lâu ngày không trồng răng giả dẫn đến các răng bên cạnh nghiêng vào khoảng mất răng, răng đối diện trồi xuống, các răng mọc lệch lạc gây xáo trộn sự ăn khớp giữa các răng.
  • Các miếng trám, răng giả làm sai khiến hàm dưới vận động không thoải mái.
  • Chấn thương ở khớp thái dương hàm.
  • Thói quen siết chặt răng.
  • Stress.
  • Khiếm khuyết cấu trúc của khớp thái dương hàm.
  • Bệnh lý toàn thân: Viêm đa khớp, viêm khớp dạng thấp.

Dấu hiệu của bệnh

Bệnh nhân bị loạn năng thái dương hàm cảm thấy rất khó khi ăn nhai, há miệng đau, các cơ nhai co thắt. Các biểu hiện ở khớp nhai là bệnh nhân há miệng cảm thấy lục cục bên trong khớp. Triệu chứng này rất nhiều người hay gặp. Hoặc bệnh nhân cũng có thể có cảm giác đau ở khớp hàm, hay há miệng không được thoải mái chính là những dấu hiệu rất hay gặp ở bộ máy nhai.

Biểu hiện bệnh có thể xuất hiện ở bộ máy nhai, biểu hiện trên các cơ nhai, trên các khớp thái dương hàm, ở răng, xương hàm răng hay biểu hiện ở cổ, mặt.

Biểu hiện ở cơ nhai

Dấu hiệu thường gặp nhất là bệnh nhân thấy đau tại cơ nhai, ở cơ thái dương vùng mặt có cảm giác khó chịu, căng mỏi. Đau có thể nằm ở nhiều vị trí khác nhau có thể đau ở tại cơ, có thể đau sau quá trình nhai nhiều hay ăn thức ăn cứng, dai đau sẽ xuất hiện. Bên cạnh dấu hiệu đau, vì đau dẫn đến co thắt cơ làm cho há miệng hạn chế.

Biểu hiện tại khớp

Hay gặp nhất đó là đau khớp hàm đặc biệt khi nhai có thể đau.

Một biểu hiện nữa cũng hay gặp đó là tiếng kêu khớp, có thể há miệng kêu tiếng lốc cốc, lốc cốc. Nhẹ thì có thể bệnh nhân cảm nhận được nhưng nặng thì người bên cạnh cũng có thể nghe thấy. Khi có tiếng kêu thì tổn thương của bệnh đã đi vào khớp và lúc đó thì tương đối khó để điều trị, do vậy nên phát hiện bệnh sớm để có thể có phương pháp điều trị một cách tốt nhất. Há miệng hạn chế cũng là một biểu hiện, do tổn thương tại khớp làm cho vận động của khớp không được tốt nên giới hạn há miệng.

Giãn khớp

Miệng há bình thường có thể đút lọt ba ngón tay qua miệng, đó là biên độ bình thường. Nhưng những người giãn khớp có thể đút lọt cả bàn tay vào miệng những người như vậy đã bị giãn khớp thái dương hàm dễ chuyển sang giai đoạn tiếp theo là trật khớp thái dương hàm. Sau trật khớp hàm bệnh sẽ chuyển giai đoạn nặng nề hơn như là dính khớp, các đầu khớp bắt đầu thoái hoá có hiện tượng dính giữa đĩa khớp với các đầu xương, nguy hiểm hơn có thể dẫn đến thủng đĩa khớp. Khi đã thủng đĩa khớp mà bệnh nhân vẫn không biết và cũng không để ý điều trị thì có thể dẫn đến hiện tượng phá huỷ đầu xương, làm xơ cứng khớp khiến bệnh nhân không thể há miệng được.

Để tránh nguy hiểm, chúng ta nên theo dõi và để ý tất cả các biểu hiện bệnh. Người bệnh nên đi khám kịp thời khi có các triệu chứng nêu trên, đặc biệt khi bệnh mới chỉ có dấu hiệu ở cơ nhai, như mỏi hàm, há miệng không được thoải mái... để được điều trị kịp thời.

Các biện pháp khám lâm sàng như khám thần kinh, tai mũi họng và khám toàn thân là rất cần thiết. Khám lâm sàng nhằm chẩn đoán cho đúng vì như đã nêu ở trên, bệnh loạn cơ thái dương hàm ảnh hưởng đến nhiều các cơ quan khác trong cơ thể, và ngược lại các cơ quan trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến bộ máy nhai. Giữa bộ máy nhai và toàn cơ thể có một sự thống nhất, do vậy phải tìm ra căn nguyên để chữa bệnh tận gốc của bệnh.

Cách điều trị

Căn bệnh này không khó chữa, nhưng do người Việt Nam hay chủ quan với nó nên khi đến viện đã ở mức nặng. Để điều trị bệnh loạn cơ thái dương hàm, bác sĩ vừa tiến hành điều trị triệu chứng, vừa phải xác định được nguyên nhân gây bệnh. Việc điều trị có thể gồm hai loại:

Điều trị không can thiệp thực thể như các biện pháp dùng thuốc kháng viêm, giảm đau, tâm lý trị liệu như xoa nắn, chiếu tia hồng ngoại, chườm nóng, tập vận động hàm dưới, đeo máng nhai...

Thực hiện các can thiệp trên bộ răng và hệ thống nhai: nếu phải can thiệp trên bộ răng và hệ thống nhai có nhiều biện pháp khác tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ lựa chọn như mài điều chỉnh khớp cắn, nhổ răng, phục hình, phẫu thuật...

Thời gian điều trị bệnh lý này cũng phụ thuộc vào từng bệnh nhân, tuỳ thuộc vào thời gian mắc bệnh. Nếu những người mắc bệnh, tính đến thời điểm khám và chữa dưới một tháng thì khả năng thành công gần như là 100%, còn thời gian mắc bệnh muộn hơn dưới 6 tháng thì tỷ lệ thành công khoảng 90%, trên 6 tháng thì khả năng thành công kém hơn khoảng 70 - 80%.

Nếu thời gian điều trị người bệnh đáp ứng tốt thì sau khoảng năm ngày, thậm chí sau khoảng 3 ngày gần như bệnh dứt hẳn không mắc lại. Nhưng cũng có những người điều trị kéo dài cả năm trời, thậm chí phải chung sống suốt đời với căn bệnh này. Tóm lại, nếu để càng lâu càng khó chữa, chi phí cao và hiệu quả thấp. Chính vì vậy tỷ lệ thành công nhiều hay ít phụ thuộc vào bệnh nhân phát hiện bệnh và đến khám, điều trị sớm.

Phòng bệnh

  • Để phòng chánh bệnh loạn năng thái dương hàm chúng ta cần thường xuyên khám để có thể được điều trị kịp thời các bệnh lý răng miệng. Các răng lệch lạc nên chỉnh hình.
  • Cần trồng răng thay thế răng đã mất ngay sau khi mất răng.
  • Tránh thói quen xấu như siết chặt răng, nghiến răng, cắn vật cứng.
  • Nhai hai bên, tránh nhai một bên.
  • Tập thể dục thể thao đều đặn hàng ngày.
  • Có chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Không thường xuyên há lớn và lâu.
  • Thường duy trì hàm dưới ở tư thế nghỉ: thư giãn cơ, lưỡi đặt mặt trong răng cửa giữa hàm trên, các răng hàm trên và dưới không chạm nhau.
  • Trong chế độ ăn không nên ăn những thức ăn quá cứng, quá dai có thể ảnh hưởng đến bộ máy nhai để tránh khả năng mắc bệnh càng cao hơn.
Cập nhật: 19/07/2016 Tổng hợp
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video