Để tấn công được khủng long, loài bọ chét cách đây 165 triệu năm cũng phải phát triển đến kích thước tương xứng với cơ thể đồ sộ của vật chủ.
Theo báo cáo trên chuyên san Current Biology, các chuyên gia Trung Quốc tuyên bố đã phát hiện được loài bọ chét cổ nhất thế giới tại khu vực Nội Mông.
Hình dáng bên ngoài khá tương đồng với loài bọ chét thời hiện đại, các sinh vật này chỉ khác điểm duy nhất, to gấp 10 lần họ hàng thời nay và tất nhiên là chúng mà "cắn phát nào thì đau phát ấy".
Bọ chét khủng long có phát cắn đau như kim tiêm - (Ảnh: Đại học bang Oregon)
Giáo sư danh dự của Đại học bang Oregon là George Poinar phân tích, với kích thước “khủng” như vậy, mỗi phát cắn của chúng có thể tương đương với hành động ấn kim tiêm dưới da.
“Chúng ta nên biết ơn vì bọ chét hiện nay không to như vậy", ông nói.
Dù giống bọ chét thời nay, những hóa thạch bọ chét được phát hiện tại Nội Mông thuộc về một dòng khác đã tuyệt chủng.
Được đặt tên Pseudopulex jurassicus và Pseudopulex magnus, chúng có cơ thể đẹp hơn, giống như rận, và đôi hàm dài có thể chọc xuyên lớp da dày của khủng long để hút máu.
Ngoài kích thước thu nhỏ, bọ chét thời nay có râu ngắn hơn cho phép chúng di chuyển nhanh hơn giữa lớp lông dày của vật chủ.