Bơ làm từ gì và tất tần tật những kiến thức về bơ

Quá trình sản xuất bơ

Chúng ta đã quá quen thuộc với sự xuất hiện của bơ trong cuộc sống. Nó xuất hiện như một thành phần chính trong món ăn, hay đơn giản chỉ xuất hiện như một phần bổ sung để món ăn trở nên hoàn thiện hơn. Ăn nhiều bơ rồi, thử qua đủ loại bơ rồi, nhưng có bao giờ bạn thắc mắc, bơ làm từ gì không?

Tất tần tật về bơ

hay trong tiếng Pháp còn được gọi là Beurre, một sản phẩm được làm từ sữa và kem tươi, bằng cách đánh bông nguyên liệu, hoặc làm với sữa và kem tươi đã lên men. Chủ yếu bơ là làm từ sữa và bất cứ động vậy có vú nào cũng có thể tạo ra sữa để làm bơ.

Việc sản xuất bơ hoàn toàn là thủ công, cho đến năm 1879, khi Gustaf de Laval đã phát minh ra thiết bị chất béo.


Chủ yếu bơ là làm từ sữa và bất cứ động vậy có vú nào cũng có thể tạo ra sữa để làm bơ.

Trong cuộc sống hàng ngày, bơ có thể áp dụng cho cả bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Chủ yếu là được dùng với bánh mì, khi ăn phết một lớp lên bánh. Trong nấu nướng có thể dùng bơ làm nước xốt, dùng khi rán, khi nướng.

Bơ thường được bảo quản trong môi trường thoáng mát, có thể để trong tủ lạnh, tuy nhiên môi trường của tủ lạnh khiến bơ cứng lại, khó phết. Có thể đun chảy bơ với nhiệt độ từ 32-35 độ C.

Quá trình sản xuất bơ

Bơ có 3 nguyên liệu chính là: kem, vi sinh vật và các phụ gia.

Trong đó cream (kem) là nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất bơ. Trong quá trình làm bơ, người ta đánh giá nguyên liệu cream với ba chỉ tiêu chính là chỉ tiêu cảm quan, chỉ tiêu lí hóa và chỉ tiêu vi sinh vô cùng cẩn thận. Cream có thể được thu thập từ sữa tươi bằng cách li tâm hoặc thu mua cream trên thị trường qua các cơ sở chế biến sữa khác.

Tiếp đến vi sinh vật sẽ giúp sản xuất bơ lên men, những hợp chất giúp tạo ra hương vị đặc trưng cho sản phẩm bơ. Ngoài ra, các chất phụ gia được sử dụng trong việc làm ra bơ bao gồm 3 loại chính: chất màu, muối, chất chống oxy hóa và các gia vị khác.

Quy trình sản xuất bơ gồm nhiều bước, có đơn gian có phức tạp nhưng cũng không hề dễ dàng. Tuy chỉ là một hộp bơ quen thuộc như chúng ta thường thấy nhưng để làm ra nó, người ta phải mất nhiều công đoạn và yêu cầu nghiêm ngặt.

  • Bước 1: Bắt đầu từ sữa, thường thì bơ sẽ được làm từ sữa bò là chính , tuy nhiên như đã nói ở trên, chỉ cần là động vật có vú là sẽ tạo ra sữa vì vậy bơ có thể được làm từ các loài động vật có vú khác như cừu, dê, trâu. Nhưng đa phần người ta sẽ sử dụng sữa bò, tách cream từ sữa với phương pháp li tâm gạn.

Dưới tác động của lực ly tâm, sữa được chuyển thành hai phần: phần cream và phần sữa gầy, rồi tiến hành thanh trùng. Thanh trùng sẽ giúp tiêu diệt phần lớn vi sinh vật. Quá trình thanh trùng sẽ diễn ra trong khoảng 30 giây với nhiệt độ từ 85 – 90 độ C. Đây là mức thơi gian và nhiệt độ phù hợp nhất cho quá trình thanh trùng cream, người ta thường tuân theo mức này để đảm bảo bơ được ngon và đúng chuẩn. Không chỉ có vậy, với mức thời gian và nhiệt độ đó, sẽ đảm bảo được việc thay đổi cấu trúc của vi sinh vật gây bệnh và các enzyme.


Cream (kem) là nguyên liệu chính trong quá trình sản xuất bơ.

Ngày nay, người ta đã tìm ra cách rút ngắn quá trình thanh trùng chỉ còn vài giây với nhiệt độ từ 97-98 độ C. Sau đó, cream sẽ được làm lạnh và ủ chín, trong khoảng 2-4h là hợp nhất, kết hợp với nhiệt độ 4-6 độ C là hoàn hảo.

  • Bước 2: Bước tiếp theo, người ta sẽ tạo hạt bơ và xử lý. Đây là lúc bơ được tạo thành. Công đoạn tạo hạt bơ và xử lý hạt bơ gồm những bước nhỏ. Đầu tiên là đảo trộn, giúp tạo hạt bơ và tách nước, quá trình đảo trộn sẽ kết thúc khi kích thước hạt bơ đạt 3-4mm và cần phải tách sữa bơ để thu nhận được các hạt bơ.
  • Bước 3: Tiếp theo là rửa hạt bơ, giúp giảm lượng nước và tạp chất còn trong cream chưa thể thoát ra hết khi đảo trộn.
  • Bước 4: Cuối cùng là bước trộn muối, giúp tăng độ cứng, độ bền của bơ trong quá trình bảo quản, giúp bơ có được vị mặn đặc trưng, ngăn ngừa sự phát triển của vi sinh vật, bơ có hàm lượng muối trong khoảng 1- 1,5% là vừa. Để xử lý hạt bơ, người ta sẽ chuyển các hạt bơ đang ở trạng thái rời rạc thành một khối bơ mịn, điều chỉnh sao cho hàm lượng nước vừa với mức tiêu chuẩn.

Sau đó, phân bố đều lượng nước dưới dạng các hạt nhỏ, giúp đảm bảo bơ có được hình thái tốt nhất. Bổ sung thêm các gia vị, phụ gia phù hợp để tạo sự phong phú cho sản phẩm. Cuối cùng là công đoạn đơn giản nhưng vô cùng quan trọng: giảm lượng khí tự do trong khối bơ.

Phân loại bơ

Bơ động vật


Bơ được làm từ sữa động vật, thông dụng nhất là từ sữa bò.

Bơ động vật hay còn được gọi là butter, là một loại bơ được làm từ sữa động vật, thông dụng nhất là từ sữa bò. Bơ động vật có hàm lượng chất béo và cholesterol cao, ngoài ra trong bơ còn có thành phần khác như vitamin A, vitamin D, vitamin E. Ở Việt Nam, bơ động vật được chia thành hai loại: bơ mặn và bơ nhạt.

  • Bơ mặn bên trong có một lượng muối nhất định, tạo độ mặn cho bơ, thường được dùng nhiều để ăn với bánh mì và thịt bò.
  • Bơ nhạt là loại bơ không chứa muối, có hương thơm nhẹ và vị ngọt. Bơ nhạt có hàm lượng dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, D, canxi, protein, nhiều men vi sinh, độ béo tương đối cao. Bơ nhạt được xem là tốt cho sự phát triển của xương, hệ tiêu hóa để cơ thể khỏe mạnh hơn, thành phần chất béo và giúp tăng hương vị và hấp dẫn cho nhiều loại bánh. Bơ nhạt thông thường phù hợp với những công thức làm bánh cần bơ, những loại bánh không có quá nhiều yêu cầu đặc biệt đều có thể sử dụng bơ nhạt. Đồng thời cũng được sử dụng ăn kèm bánh mì và một số loại bánh khác. Bơ nhạt chỉ nên dùng trong 2 tuần bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, hoặc sử dụng 6 tháng trên ngăn đông.

Bơ thực vật

Bơ thực vật hay còn gọi là Magarine, một loại bơ được làm từ tinh dầu thực vật đã được làm đông. Bơ thực vật thường có hàm lượng chất béo thấp, không có cholesterol bên trong, có thể dùng trong các chế độ ăn kiêng. Chủ yếu trong bơ thực vật là chất lỏng, nên thường được dùng trong nấu ăn hay khi ăn kèm với bánh mì. Đổi lại, với các công thức làm bánh, bơ thực vật dường như không phù hợp lắm vì nó không có hàm lượng chất béo. Nhưng nếu công thức đó đặc biệt yêu cầu thì hoàn toàn có thể dùng bơ thực vật như bơ động vật.

Shortening

Shortening có thành phần làsự kết hợp giữa mỡ heo với dầu thực vật, nên shortening có lượng chất béo là 100%, có màu trắng đục và hoàn toàn không có nước nên không bị chảy ở nhiệt độ phòng như các loại bơ khác.

Shortening có công dụng giúp các loại bánh mềm dẻo hơn, làm vững cấu trúc bánh. Shortening được dùng trong làm vỏ bánh tart, cookies… Không chỉ vậy, shortening cũng có thể dùng chiên xào, nấu nướng thay cho dầu ăn. Bên cạnh việc phân biệt các loại bơ, có một số điều bạn cần lưu ý, đó là đối với các loại bơ cách bảo quản tốt nhất là cho vào ngăn mát tủ lạnh, bọc kín để bảo quản và những dụng cụ để cắt bơ nên sạch sẽ và không dính vào các loại thực phẩm khác.

Cập nhật: 10/07/2024 Theo jamja/phamgiafood
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video