"Bóng ma xanh" bí ẩn xuất hiện sau sét dị hình

Hiện tượng quầng sáng xanh hiếm gặp xuất hiện trên bầu trời Texas ngay sau sét dị hình đỏ và lọt vào máy quay của một nhà thiên văn nghiệp dư.


Bóng ma xanh xuất hiện sau sét dị hình màu đỏ trên bầu trời Texas hôm 25/5.

Đúng như tên gọi, Bóng ma xanh xuất hiện dưới dạng quầng sáng màu xanh lá cây trên bầu trời. Dựa theo các quan sát, hiện tượng này thường đi kèm với sét dị hình, sự phóng điện xảy ra phía trên đám mây giông, có màu đỏ với hình dáng giống sứa. Bóng ma xanh được phát hiện và ghi hình lần đầu tiên vào ngày 25/5/2019 bởi một thợ săn bão tên Hank Schyma hay còn gọi là Pecos Hank. Theo Schyma, anh trông thấy hiện tượng hiếm gặp khi đang quan sát sét dị hình ở Oklahoma.

Lúc đầu, các nhà khoa học cho rằng vệt màu xanh xuất hiện trong video của Schyma là lỗi cảm biến camera của anh. Tuy nhiên, sau khi thợ săn bão khác là Paul M. Smith, đồng hương của Schyma, chụp ảnh Bóng ma xanh với độ phân giải cao, giới chuyên gia xác nhận đây là một hiện tượng mới.

Hôm 25/5/2020, Thomas Ashcraft, một nhà thiên văn nghiệp dư ở bang New Mexico, hai lần ghi hình Bóng ma xanh. Tương tự những lần quan sát trước đó, hiện tượng cũng xuất hiện sau sét dị hình.

"Tôi đã quay hình Bóng ma xanh trên bầu trời phía tây Texas được tạo ra bởi những tia sét cực mạnh. Theo như tôi biết, chưa có bài báo nào trên tạp chí khoa học nói về hiện tượng mới này và chỉ có vài nhà khoa học đang tiên phong tìm hiểu", Ashcraft cho biết.


Bóng ma xanh xuất hiện dưới dạng quầng sáng màu xanh lá cây trên bầu trời.

Hiện nay, giới nghiên cứu chưa biết nhiều về bản chất của Bóng ma xanh. Tuy nhiên, họ cho rằng màu xanh của nó có thể là manh mối về nguồn gốc và quá trình hình thành của nó. Đây là màu sắc thường thấy ở cực quang và quầng sáng do sự tồn tại của những nguyên tử oxy hoạt động tích cực trong khí quyển.

Trong phần lớn trường hợp, các hiện tượng ở khí quyển gây ra bởi tia vũ trụ và hạt từ Mặt Trời tương tác với nguyên tử oxy. Quá trình tương tự có thể thúc đẩy sự hình thành của Bóng ma xanh. Do sét dị hình thường xuất hiện ở độ cao lớn, khoảng 90 km tính từ mặt đất, các đợt phóng điện có thể kích thích nguyên tử oxy trong không khí, tạo ra quầng sáng màu xanh xung quanh chúng.

Cập nhật: 05/06/2020 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video