Bức ảnh này đẹp mê hồn cho đến khi bạn nhìn kỹ hơn để thấy một sự thật kinh dị

Trong bức ảnh này có bao nhiêu loài vật nhỉ? Nhìn kĩ xem, ít nhất là 3.

Đây là bức ảnh "Under Water" do nhiếp ảnh gia Quing Lin chụp được khi đang lặn biển ở Vịnh Lembeh, phía bắc đảo Sulawesi của Indonesia.

Bức ảnh tuyệt đẹp này lọt vào chung kết cuộc thi Wildlife Photographer of the Year 2017 (Ảnh động vật hoang dã năm 2017).


Bức ảnh Under Water.

Quing Lin kể rằng khi anh đang lặn biển thì phát hiện từ xa một đàn cá hề nhỏ nhắn đáng yêu. Và bạn biết không, chúng đang bơi giữa những chiếc xúc tu của con hải quỳ đó.

Mọi người hay nhầm hải quỳ là thực vật, thậm chí còn được gọi là "bông hoa của biển". Nhưng kì thực chúng là động vật săn mồi sống dưới nước, ví dụ như ăn thịt con sên biển.

Những chiếc xúc tu có độc tố của hải quỳ khiến con mồi và nhiều loài cá phải khiếp vía, nhưng cá hề thì không. Vì cá hề đã tiết ra dịch nhầy khắp da, khiến hải quỳ chạm vào mà cứ như đang... tự mân mê, vuốt ve mình vậy!

Thế là từ lâu, hai loài này đã quyết định sống cộng sinh với nhau. Hải quỳ cho cá hề mượn chỗ tránh kẻ thù (mấy loài cá khác rất sợ hải quỳ chích). Cá hề lại còn được "ăn mót" động vật phù du bám trên hải quỳ nữa.

Đổi lại, cá hề sẽ bơi qua bơi lại giúp lưu thông dòng nước, đồng thời thu hút những con mồi ngây thơ bơi đến cho hải quỳ đánh chén.

Đáng tiếc, dưới biển không phải loài vật nào cũng sống "tình thương mến thương" như thế. Sau một hồi ngắm nhìn, nhiếp ảnh gia Quing phát hiện ra có gì đó "sai sai"!

Ơ kìa, chẳng phải mỗi chú cá hề đều có thêm 2 con mắt sáng trưng bên trong... miệng của chúng hay sao?!


Nhìn kĩ bạn sẽ thấy, bên trong miệng cá hề có hai con mắt sáng.

Đến đây, xin giới thiệu với các bạn sinh vật thứ 3 trong bức ảnh này: con ký sinh trùng Cymothoa exigua, có bà con với con mối.

Loài này đích thị mới là nỗi sợ hãi cùng cực của nhiều loài cá, bởi vì nó sẽ ăn mất lưỡi của vật chủ!


Ký sinh trùng Cymothoa exigua.

Bạn không nghe lầm đâu. Từ khi còn là ấu trùng, những con ký sinh này đã thâm nhập vào mang cá, sau đó di chuyển đến miệng và bám móng chặt cứng vào gốc lưỡi. Kế tiếp, chúng hút cạn máu, khiến lưỡi cá teo lại, rụng xuống gần hết và thay vào đó là con ký sinh trùng – nay đã thành một "chiếc lưỡi" thay thế!

Loài Cymothoa exigua này được miêu tả khoa học từ rất sớm, vào năm 1884. Được biết, ngoài việc thay thế lưỡi cá và "xin tý máu" thì nó không gây ảnh hưởng đến các chức năng sống khác của vật chủ.


Cymothoa exigua có thể sống bám nhiều năm trong lưỡi cá.

Tuy nhiên, nhiều tài liệu lại khẳng định rằng Cymothoa exigua có thể sống bám nhiều năm trong lưỡi cá, gây tổn hại sức khỏe nghiêm trọng cho vật chủ. Nó không gây ảnh hưởng gì đến con người trừ khi bị bắt sống, lúc đó nó cắn khá đau đấy (theo BBC).


Loài Cymothoa exigua này được miêu tả khoa học từ rất sớm, vào năm 1884.

Ở Puerto Rico thuộc Bắc Mỹ, người dân từng đâm đơn kiện siêu thị khi phát hiện con ký sinh trùng Cymothoa exigua được "đính kèm" bấc đắc dĩ trong lô hàng cá chỉ vàng.

Tuy nhiên, vụ kiện bất thành do loài này không gây hại gì cho con người kể cả khi ăn phải.

Đúng thật là đại dương có những điều hết sức kì dị mà, phải không?

Cập nhật: 30/07/2018 Theo helino
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video